Trong một lần gặp gỡ nạn nhân CĐDC ở một phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), tôi được nghe mọi người bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm của hội viên nạn nhân CĐDC, thấy thật chí lý. Đặc biệt là sự phản ứng mạnh mẽ của mọi người khi biết rằng, trong thực tế ở một số địa phương có không ít người lợi dụng chính sách của Nhà nước, làm hồ sơ giả để hưởng chế độ nạn nhân da cam…
Ngày 13/3/2019, tại thành phố Huế, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh Thừa Thiên- Huế triển khai kế hoạch khảo sát nạn nhân, người bị phơi nhiễm chất độc da cam trên dịa bàn tỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ UBND tỉnh giao cho Hội thực hiện trong năm 2019.
Bộ LĐ – TB&XH đang tiến hành tổng kết đánh giá toàn diện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành để nghiên cứu, xây dựng Pháp lệnh thay thế. Trong đó, xem xét việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học thế hệ thứ 3 của người tham gia kháng chiến.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công. Trong đó, Bộ đề xuất 2 phương án quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi dành cho đối tượng này.
Vì công bằng xã hội, con đường đi đến công lý của nạn nhân vẫn được tiếp tục, đến nay đã bước sang năm thứ 15 (2004-2018). Cuộc trường chinh của nạn nhân chất độc da cam lúc thăng, lúc trầm trong các hoàn cảnh kinh tế, chính trị, quan hệ xã hội và đối ngoại khác nhau. Nhưng rõ ràng, dư luận xã hội trong nước và quốc tế và ngay cả chính phủ Mỹ cũng đã thừa nhận tác hại của chất độc da cam sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là nghiêm trọng, tác động đến môi trường, sinh thái và sức khỏe con người Việt Nam.