• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Chuyện về hai bà mẹ hy sinh con mình để cứu cán bộ, nhân dân trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc

Nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 17/7/2019 ông Nguyễn Đăng San và đoàn Cựu chiến binh Sư đoàn 2, Quân khu 5, đã vào thăm và tặng quà bà Lê Thị Nghê và bà Lê Thị Tịch huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Bà Nghê và bà Tịch là hai người phụ nữ bình dị như bao phụ nữ khác, nhưng đã có những quyết định phi thường. TCĐTDCVN xin giới thiệu bài viết của ông.

Ông Nguyễn Đăng San, cựu chiến binh Sư đoàn 2, Quân khu 5, đã vào thăm và tặng quà bà Lê Thị Nghê

Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà Đảng, Nhà nước trao tặng cho các bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh cho đất nước. Nhưng hành động của bà Lê Thị Nghê và bà Lê Thị Tịch, một quyết định chưa từng có trong lịch sử, dũng cảm hy sinh hai đứa con của mình để cứu hàng trăm cán bộ, du kích, nhân dân… trong kháng chiến chống Mỹ ở tỉnh Quảng Nam cần được xem xét tôn vinh.

Câu chuyện về hai bà mẹ được viết theo lời kể của ông Đào Bội Thuyên, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, bà Nguyễn Thị Hồng Sinh, du kích xã Sơn Tân, ông Trần Văn Thắng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chỉ huy Trưởng BCH quân sự huyện Quế Sơn và ông Mai Xuân Hương, nguyên phó bí thư huyện ủy huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng nam.

1: Chuyện về mẹ: Lê Thị Nghê

Đầu năm 1967, quân đội Mỹ tràn ngập vùng đất Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, chúng thực hiện chiến lược tìm diệt “đốt sạch, phá sạch, giết sạch”, buộc nhân dân ta phải vào núi rừng ẩn náu và bà Lê Thị Nghê vì việc lớn của cách mạng bà phải hy sinh đứa con đứt ruột đẻ ra chưa đầy bốn tháng tuổi.

Ngày 10 tháng 7 năm 1967 Mỹ đưa quân đến vùng đất Tà Linh đánh phá. Trước sự tàn ác của binh lính địch người dân đi theo cách mạng phải chạy đến núi Hòn Kẽm tránh địch, trong đó có con trai của bà Lê Thị Nghê chưa đầy 4 tháng/tuổi tên là Lê Tân. Trong hang ngột ngạt, đói, khát bé Tân khóc ngày một lớn hơn, làm những người trong Hòn Kẽm lo lắng trước hàng trăm lính Mỹ đang rình phục ngoài hang. Cán bộ, du kích đề nghị bà Nghê thể hiện lòng yêu nước bằng việc phải hy sinh cháu bé để bảo toàn những người trong Hòn Kẽm. Sau nhiều lần động viên của cán bộ, nhân dân, chiến sỹ trong hang và bà Nghê cũng nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ lực lượng cách mạng, vì thế mà bà đã phải làm cho con mình tắt thở…

Ngoài Hòn Kẽm binh lính Mỹ nùng sục những người Cộng Sản và thực hiện biện pháp tìm diệt. Nhưng người dân nơi đây vẫn một lòng yêu nước và một tấc không đi, một ly không dời để củng cố và xây dựng làng kháng chiến.

Binh lính địch không tìm được những người Cộng sản, ngày hôm sau chúng rút quân. Cán bộ, du kích trong hang Hòn Kẽm ra ngoài an toàn trong sự thở phào nhẹ nhõm của nhân dân xã Sơn Tân (xã Hiệp Hòa ngày nay). Nhưng bà Nghê thì như người mất hồn và lúc tỉnh lúc mê bởi đứa bé phải lìa xa mẹ. Hôm nay chúng tôi trở lại thăm bà Lê Thị Nghê, nhưng có lẽ bà vẫn đang mơ màng về một cõi xa xăm…

2: Chuyện về mẹ: Lê Thị Tịch

Sau cuộc nổi dậy của quân và dân ta ở tết Mậu Thân 1968, lúc này binh lính địch truy lùng đánh phá làng mạc lán trại thương bệnh binh, trạm phẫu thuật của Sư đoàn 2 và Quân khu 5, buộc người dân vùng trong dãy núi Lớn, núi Cổ Sưa, vườn ông Quốc… Nhiều người đánh lừa địch bằng việc gồng gánh bế con chạy về phía Nam thì bị binh lính địch phục kích sát hại, số người vào hang Hố Dù đói khát chết đói bệnh tật là ông Quốc, ông Bắc, ông Lê Dỡ, bà Lắm, ông Hòa, bà Đề … lúc này cháu Thuận con của vợ chồng ông Hữu chưa đầy mười tháng/ tuổi đói khát gào thét. Nếu để tiếng con trẻ từ trong hang núi vọng ra thì tính mạng của hàng trăm thương bệnh binh, cán bộ, du kích huyện Quế Sơn sẽ bị lính địch xông vào bắn giết. Bố mẹ cùng mọi người dỗ dành cháu nhưng cơn đói khát càng làm cháu bé khóc to hơn. Trước nguy cơ đó mọi người trong hang động viên ông bà Hữu xem xét đến tính mạng của cháu bé để bảo toàn lực lượng trong hang, vợ chồng ông bà Hữu nhìn đứa con nước mắt đầm đìa rồi ông Hữu va cháu Thuận vào gốc cây chò, trước sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Thị Hồng Sinh, Trần Văn Thắng cùng những người có mặt trong Hố Dù lúc bấy giờ.

Chuyện của hai bà mẹ là: Lê Thị Nghê và Lê Thị Tịch và hai đứa con trẻ ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cần được Đảng, Nhà nước xem xét về hành động Anh hùng của hai bà mẹ khi đất nước có giặc ngoại xâm.

Sau cái chết của cháu Thuận, ông Hữu người Hà Tĩnh chồng bà Lê Thị Tịch từ đó đến nay không có tin tức gì nữa. Và tinh thần của bà Lê Thị Nghê và bà Lê Thị Tịch như người mất trí và cuộc sống gặp không ít khó khăn, bởi không có một chế độ phụ cấp nào, cần được mọi người chung tay giúp đỡ.

Nguyễn Đăng San

Phó chủ tịch Hội NNCĐDC TP Hạ Long

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Trung tâm BTXH NNCĐDC Việt Nam kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập

    Trung tâm BTXH NNCĐDC Việt Nam kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập

    Sáng 26/4, Trung tâm BTXH NNCĐDC/dioxin Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập (28/4/2014 – 28/4/2024). Dự lễ kỷ niệm có: Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam; Thiếu tướng Đỗ Hồng Lâm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội; bà Đinh Thị Thụy, Trưởng phòng Người Khuyết tật, Cục Bảo ...