• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hội tỉnh Thanh Hóa: Ký kết về phối hợp trong chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, giai đoạn  2024-2028

Hội tỉnh Thanh Hóa ký kết chương trình phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan về chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, giai đoạn 2024-2028.  

 

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 13.800 nạn nhân chất độc da cam (trong đó trực tiếp là 8.513, gián tiếp là 5.287); tính đến nay còn có 1.557 cháu bị di nhiễm từ ông, bà, bố mẹ nhưng chưa được công nhận là NNCĐDC, đang hưởng chế độ bảo trợ người tàn tật. Số lượng NNCĐDC sinh sống rải khắp địa bàn của tỉnh, trong đó 11 huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế.

Để công tác chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC đạt được hiệu quả, thiết thực, Hội tỉnh Thanh Hóa xác định việc ký kết chương trình phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan là một giải pháp hết sức quan trọng. Trong giai đoạn 2018-2023, Hội tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp với UBMT Tổ quốc tỉnh; Sở LĐ-TB&XH, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học tỉnh. Sau khi chương trình phối hợp được ký kết, Hội tỉnh đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ rất cao của lãnh đạo các sở, ban ngành và lãnh đạo của các tổ chức Hội liên quan. Các nội dung đã ký kết cơ bản được thực hiện bằng những việc làm cụ thể, hiệu quả, kịp thời hỗ trợ giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần đối với NNCĐDC.

 

Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028

Hưởng ứng phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, từ năm 2018 đến năm 2023, Ủy ban MTTQ tỉnh đã trích từ nguồn quỹ “Vì người nghèo”, hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho 52 NNCĐDC thuộc hộ nghèo, với tổng trị giá 750 triệu đồng; thăm hỏi, tặng quà cho 600 lượt nạn nhân vào các ngày lễ, tết với tổng trị giá trị gần 300 triệu đồng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh tặng Bằng khen cho 80 NNCĐDC vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.  

Sở LĐ-TB&XH tỉnh đề nghị UBND tỉnh trích kinh phí từ Quỹ vì người nghèo của tỉnh trao tặng 29 nhà tình nghĩa, trị giá 870 triệu đồng. Hàng năm, nhân dịp ngày TBLS (27/7) và Tết Nguyên đán, UBND tỉnh trích hơn 5 tỷ đồng tặng quà cho 100% NNCĐDC là đối tượng trực tiếp. Trung tâm Điều dưỡng người có công của tỉnh đang nuôi dưỡng lâu dài và phục hồi chức năng cho 104 NNCĐDC có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm 2023, Sở LĐ-TB&XH đã cấp thẻ BHYT cho 8.513/8.513 NNCĐDC trực tiếp; Hội Cựu chiến binh các cấp đã tổ chức thăm, tặng 2.720 suất quà cho hội viên cựu chiến binh là NNCĐDC, trị giá 816 triệu đồng; 68 gia đình CCB là NNCĐDC được làm nhà, sửa nhà, trị giá 500 triệu đồng. Phối hợp đưa 214 CCB là NNCĐDC đi điều dưỡng ở làng Hữu nghị Hà Nội; tặng 100 chiếc xe lăn, trị giá 200 triệu đồng cho NNCĐDC mất khả năng vận động.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh có nhiều chương trình phối hợp, tiêu biểu là phong trào “Tết vì người nghèo và NNCĐDC” đã trở thành chương trình hoạt động thường xuyên hàng năm. Giai đoạn 2018 - 2023, đã có 41.320 suất quà, trị giá 17 tỷ 012 triệu đồng, tặng cho NNCĐDC. Hỗ trợ xây 16 nhà tình nghĩa, tình thương cho NNCĐDC, với số tiền 635 triệu đồng; 36 gia đình NNCĐDC được tặng mỗi hộ 1 con bò giống, tổng trị giá 511 triệu đồng; tặng 40 sổ tiết kiệm, với số tiền 152 triệu đồng; tặng 52 xe lăn trị giá 106 triệu đồng. Phối hợp tổ chức 04 đợt điều dưỡng cho 276 NNCĐDC tại  Trung tâm Điều dưỡng và Sơ cấp cứu Chữ thập đỏ Sầm Sơn, với tổng trị giá 414 triệu đồng. Hội Khuyến học tỉnh trao, tặng 195 suất quà với tổng số tiền 75 triệu đồng cho học sinh là con, cháu của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp, ngày 21/3/2024, Thường trực Tỉnh hội tiếp tục ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028 với các cơ quan, ban ngành, với một số nội dung chính như sau:

Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thảm họa da cam ở Việt Nam, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 43 – CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Sở LĐ-TB&XH phối hợp giải mã phiên hiệu đơn vị cho những người tham gia kháng chiến bị thất lạc giấy tờ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định để công nhận là NNCĐDC. Vận động các nhà tài trợ thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân và gia đình NNCĐDC nhân các ngày lễ, tết; xây, sửa chữa nhà ở; chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng, trao tặng xe lăn, xe lắc; điều dưỡng cho nạn nhân; khuyến học, khuyến tài cho con, cháu nạn nhân; tìm kiếm việc làm, cho vay vốn sản xuất phát triển sinh kế để họ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Việc ký kết phối hợp là một trong những giải pháp chủ yếu và hiệu quả mà Hội tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh thực hiện, góp phần tích cực vào việc hoàn thành mọi nhiệm vụ và công tác chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC giai đoạn 2024 - 2028./.

Lê Xuân Quế

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Phiên Điều trần vụ kiện của bà Trần Tố Nga tại paris (ngày 7/5):  Đồng hành vì công lý, cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Phiên Điều trần vụ kiện của bà Trần Tố Nga tại paris (ngày 7/5): Đồng hành vì công lý, cùng nạn ...

    Ngày 25/04/2024, tại Cuộc họp báo về Phiên điều trần ngày 07/05 của Tòa phúc thẩm Paris xét xử vụ kiện của  bà Trần Tố Nga , công dân Pháp, gốc Việt là nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin kiện 14 công ty hóa chất đã sản xuất chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Một lần nữa các luật sư Pháp khẳng định ...