• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

ĐOÀN KẾT, NGHĨA TÌNH, TRÁCH NHIỆM HƯỚNG VỀ NẠN NHÂN, TÍCH CỰC ĐỔI MỚI XÂY DỰNG HỘI VỮNG MẠNH HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC ĐẢNG, NHÀ NƯỚC GIAO

(Bản tóm tắt dự thảo Báo cáo của BCHTW HộI Nạn nhân chất độc da cam/dioxin  tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028)  

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ IV,

NHIỆM KỲ 2018-2023

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

1. Công tác tham mưu, đề xuất trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

1.1. Trung ương Hội (TWH) đã tham mưu để Ban Dân vận Trung ương chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 43 (2015-2020); đề xuất, phối hợp với các ban, bộ, ngành  tổ chức các đoàn đi kiểm tra, làm việc với các tỉnh ủy, thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 43 (trong nhiệm kỳ đã tổ chức 35 đoàn đi nắm tình hình thực hiện Chỉ thị số 43 tại các địa phương); Thường trực Ban Bí thư ra thông báo tổ chức kỷ niệm 60 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam kịp thời, hiệu quả; Ban Dân vận Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo cấp ủy các cấp quan tâm tổ chức “Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam” đã tạo sự đồng thuận cao trong công tác tuyên truyền và vận động nguồn lực chăm sóc giúp đỡ NNCĐDC trong cả nước.

1.2.  Các tỉnh, thành hội đã chủ động tham mưu, với cấp ủy, chính quyền ban hành các văn bản, chỉ thị, kế hoạch chủ động sơ kết thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư, tổng kết Chỉ thị 17 của Bộ Chính trị;  các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan chức năng của Nhà nước về các văn bản liên quan đến chính sách của NNCĐDC và quản lý, tổ chức hoạt động hội quần chúng.

2. Công tác tổ chức, chính sách 

2.1. Công tác tổ chức xây dựng hội

Chỉ đạo và tổ chức tốt đại hội nhiệm kỳ ở các cấp hội; đồng thời tiếp tục phát triển tổ chức hội cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp xã, phường có đủ điều kiện thành lập tổ chức hội. Đến nay, tổ chức hội cấp tỉnh tiếp tục duy trì ở 63/63 tỉnh, thành (trong đó có 7 tỉnh đã sáp nhập các hội quần chúng khác có nhiệm vụ tương đồng với Hội NNCĐ da cam/dioxin); 613/705 huyện, quận có đủ điều kiện, đạt 86% (tăng 12 tổ chức hội cấp huyện so với đầu nhiệm kỳ); 6629/10599 xã, phường có đủ điều kiện, đạt 62 % (tăng 176 tổ chức hội cấp xã và phát triển 653 chi hội); tổng số hội viên hiện nay là 415.097 người (trong nhiệm kỳ phát triển trên 7.500 hội viên).

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phối hợp công tác với Bộ LĐTB&XH, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701, Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Nhiều tỉnh, thành hội đã ký kết Chương trình phối hợp công tác với Hội CCB, Hội Cựu TNXP, Hội Chữ thập đỏ, Sở LĐTB&XH; Hội LHPN và  tỉnh, thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt.

2.2. Công tác chính sách

Các cấp hội đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan chức năng của Nhà nước về chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH trước khi ban hành sửa đổi, bổ sung chính sách tại Pháp lệnh số 02/2020/PLUBTVQH14 và Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Phát hiện những vấn đề bất cập, những vướng mắc, tiêu cực trong tổ chức thực hiện, phản ảnh với cơ quan chức năng và báo cáo với cấp có thẩm quyền; Tổng hợp ý kiến của cử tri phản ánh đến Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQViệt Nam để báo cáo kiến nghị lên Quốc hội;

3. Công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng

3.1. Công tác tuyên truyền

Công tác thông tin, tuyên truyền được các cấp hội quan tâm đẩy mạnh, chú trọng tuyên truyền sâu rộng về Chỉ thị 43, Chỉ thị 14-CT/TW,ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư, về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng;  các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam và chính sách đối với nạn nhân; các hoạt động kỷ niệm Thảm họa da cam ở Việt Nam, Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)…

 Các cấp hội phối hợp chặt chẽ với ngành Tuyên giáo, Dân vận, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương, địa phương đăng tải hàng nghìn tin, bài, ảnh, phóng sự, phim, video clip, vềcông tác xây dựng tổ chức hội và khắc phục hậu quả chất độc hóa học, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam

3.2. Tạp chí Da cam Việt Nam

Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đúng Luật Báo chí, thực sự là cơ quan ngôn luận của Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, diễn đàn của NNCĐDC Việt Nam; chất lượng ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, kịp thời, chính xác; phản ảnh kịp thời gương người tốt, việc tốt, mô hình mới, cách làm hay, có tính sáng tạo trong chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.

3.3. Công tác thi đua- khen thưởng

Công tác thi đua-khen thưởng được các cấp hội thường xuyên quan tâm, triển khai với nhiều hình thức phong phú, cách làm sáng tạo, với phương châm: “Đổi mới, hướng về cơ sở, hướng về nạn nhân”. TWH đã tổng kết Phong trào thi đua Vì NNCĐDC giai đoạn 2016-2021, phát động phong trào thi đua 2021-2026; hằng năm đều tổ chức phát động thi đua, cụ thể hóa các nội dung, chỉ tiêu thi đua, trên cơ sở đó, các tỉnh, thành hội đề ra chỉ tiêu thi đua phù hợp.

Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, đúng quy định, gắn với kết quả Phong trào thi đua “ Vì nạn nhân chất độc da cam” và các phong trào, cuộc vận động của Trung ương, địa phương, thiết thực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nhất là vào dịp tổng kết năm, đại hội nhiệm kỳ, kỷ niệm thành lập hội (năm chẵn), kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam; tổng kết các đợt vận động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, nhắn tin từ thiện vì nạn nhân chất độc da cam…Qua phong trào thi đua  đã xuất hiện và tôn vinh nhiều điển hình tiên tiến là tổ chức hội, cán bộ, hội viên, nạn nhân vượt khó vươn lên, người chăm sóc nạn nhân; các nhà tài trợ, những “tấm lòng vàng” vì NNCĐDC.

4. Hoạt động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân và công tác đối ngoại nhân dân.

4.1. Hoạt động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân

TWH đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động đấu tranh dòi công lý cho nạn nhân, phù hợp với đường lối đối ngoại, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng vừa đấu tranh, vừa vận động tổ chức USAID (Mỹ ) có các chương trình hoạt động chú trọng hơn đến NNCĐ DC.

Hội đã phối hợp  chặt chẽ với Văn phòng Luật sư Pháp; đồng thời tích cực vận động nguồn lực hỗ trợ bà Trần Tố Nga khởi kiện các công ty hóa chất Mỹ.  Kịp thời ra Tuyên bố ủng hộ vụ kiện và gửi Thư ngỏ tới các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phản đối phán quyết của tòa án khi xét xử sơ thẩm vụ án. Tiếp tục đồng hành cùng bà Trần Tố Nga khởi kiện lên tòa phúc thẩm của thành phố Paris (Pháp).

4.2. Công tác đối ngoại nhân dân

Công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới đã bám sát nhiệm vụ của Hội, kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; các tổ chức Hội đã đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân, thực hiện Hội duy trì mối quan hệ với các bạn bè truyền thống ở Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc.v.v.., đồng thời mở rộng quan hệ với các tổ chức của chính phủ một số nước như: Nhật Bản, Bỉ và một số  tổ chức quốc gia khác.Hội tiếp tục tham gia nhiều hoạt động đối ngoại của hội đồng chống bom A và H (Nhật Bản), Viện Hòa Bình Mỹ tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn liên quan đến khắc phục hậu quả chiến tranh.

5. Công tác khoa học

Đã tích cực thu thập dữ liệu phục vụ công tác tham mưu, tư vấn, phản biện về khắc phục hậu quả CĐDC do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam;Tham gia hội thảo quốc tế về vấn đề nạn nhân chất độc da cam; trao đổi thông tin khoa học với tổ chức trong nước và quốc tế, hợp tác nghiên cứu khoa học với Bệnh viện Quân y 103, các nhà khoa học Pháp, Mỹ, Nhật Bản…, nghiên cứu cơ cấu dị tật bẩm sinh có liên quan đến CĐDC. Phối hợp với tổ chức ABLE hoàn thiện cơ bản quy trình xông hơi giải độc.  

Tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế:“Bệnh, tật liên quan với phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam- Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dự phòng và điều trị”.

6. Công tác Tài chính

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, cùng với nỗ lực của các cấp hội, trong nhiệm kỳ IV, tất cả các tỉnh, thành hội và TWH đã được ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động. Ở các cấp hội, công tác lập và chấp hành ngân sách nhà nước, quản lý chi tiêu, sử dụng kinh phí thường xuyên và các nhiệm vụ được thực hiện chặt chẽ, theo quy định hiện hành, ngày càng nền nếp. Công tác tài chính đã đảm bảo đầy đủ, kịp thời cho hoạt động thường xuyên và đột xuất của Hội. Thực hiện đúng quy chế quản lý tài chính.

Quỹ Nạn nhân chất độc da cam (Quỹ) được thành lập theo đúng quy định, hoạt động đúng nguyên tắc, công tác tài chính thu, chi Quỹ được quản lý chặt chẽ, được kiểm toán và báo cáo  Hội đồng Quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ, thực hiện đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước.

7. Công tác vận động nguồn lực chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC (nạn nhân)

Các cấp hội, Tạp chí Da cam đã  nỗ lực tuyên truyền vận động nguồn lực, gắn phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam” với các phong trào, các cuộc vận động, nhân ngày kỷ niệm, lễ, tết... để vận động nguồn lực chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 6/2023 vận động Quỹ đạt 1.858,99tỷ đồng; trong đó:các tổ chức và cá nhân trong nước ủng hộ 1.166, 26 tỷ đồng, ngoài nước ủng hộ 19,40 tỷ đồng.Ủng hộ trực tiếp (Tiền; hiện vật quy tiền) 673,32 tỷ đồng;tổ chức tiếp nhận và thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm có hiệu quả, chất lượng.

Trong nhiệm kỳ IV đã hỗ trợ xây dựng các Trung tâm Bảo trợ xã hội (Trung tâm) ở các tỉnh, thành, với kinh phí 37.686 triệu đồng;trong đó:đã xây dựng Trung tâm củaTWH và hỗ trợ xây dựng cơ sở bán trú ở các tỉnh, thành, với  kinh phí là 35.926  triệu đồng. Đến nay, Hội đã có 26 Trung tâm, theo 2 mô hình (17 Trung tâm thuộc tỉnh, thành hội quản lý và xây dựng 9 công trình nuôi dưỡng nạn nhân  trong Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành), nuôi dưỡng gần 1.811 cháu. Các Trung tâm nuôi dưỡng đã trở thành “mái ấm” của nạn nhân và cơ sở cải thiện sức khoẻ cho nạn nhân là CCB.

Tổng chi cho chăm sóc nạn nhân trong nhiệm kỳ là: 1.754.722 triệu đồng.

(Một ngàn bảy trăm, năm mươi tư tỷ, bảy trăm hai mươi hai triệu đồng)

8. Công tác Kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế được Ban Chấp hành các cấp hội ban hành; chất lượng kiểm tra được nâng lên rõ rệt. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, tập huấn được chú trọng; hầu hết các tỉnh, thành hội đều không có đơn, thư phản ánh, khiếu kiện tồn đọng. Công tác  kiểm tra của các cấp hội đã góp phần vào kết quả chung của toàn Hội trong triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.    Ưu điểm

Trong nhiệm kỳ IV, các cấp hội đã  nỗ lực, vượt nhiều khó khăn, hoàn thành toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội lần thứ IV đề ra. Trung ương Hội và các tỉnh, thành hội đã làm tốt công tác tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 43 cuả Ban Bí thư;thực hiện các chủ trương giải quyết hậu quả CĐHH. Chế độ, chính sách đối với công tác giải quyết CĐHH được bổ sung, từng bước hoàn thiện. Quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ, tương đối đồng bộ giữa các cấp từ Trung ương đến cơ sở.

Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” của Hội gắn với phong trào “Hành động vì NNCĐDC” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động được triển khai sâu, rộng, hiệu quả cao. Tăng cường vận động nguồn lực, giúp đỡ nạn nhân góp phần cải thiện đời sống.Toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị đã có nhiều hoạt động chăm lo, giúp đỡ nạn nhân CĐDC đạt kết quả tốt.

Hoạt động  đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC tiếp tục được tiến hành với những hình thức, biện pháp mới, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Kết quả đó đã góp phần quan trọng làm cho Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi nhận thức, có trách nhiệm hơn trong việc tham gia xử lý chất độc dioxin còn tồn lưu tại sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) và viện trợ nhân đạo cho người khuyết tật, trong đó có NNCĐDC.

Hoạt động của các cấp hội có bước đổi mới, phát huy được vai trò, trách nhiệm, thực sự là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, đáp ứng kịp thời nguyện vọng của nạn nhân, khẳng định vai trò và vị thế của hội đối với cấp ủy, chính quyền và xã hội.

2. Hạn chế

Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong việc cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách, chế độ, quy định và hướng dẫn thực hiện ở các cấp chưa đồng bộ.

Vai trò của tổ chức hội các cấp, nhất là cấp cơ sởcó nơi chưa được phát huy trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân. Năng lực, trách nhiệm của một số cấp hội; nhất là vai trò người đứng đầu trong quán triệt, tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội còn hạn chế. Điều kiện tổ chức và hoạt động; cơ sở vật chất, kinh phí của hội còn nhiều khó khăn, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi....

Công tác vận động nguồn lực ở một số địa phương, tổ chức hội kết quả còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của địa phương.

3. Bài học kinh nghiệm

Một là, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp là điều kiện tiên quyết để Hội hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.  Sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, vô tư trong sáng, nghĩa tình, trách nhiệm vì nạn nhân của các cơ quan, đơn vị là yếu tố quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của Hội là chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và đấu tranh đòi công lý.

Hai là, bám sát nghị quyết đại hội; chương trình hoạt động hằng năm, xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp và thiết thực, có trọng tâm trọng điểm; lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, luôn chủ động và kiên trì, quyết tâm thực hiện chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Ba là, tích cực, chủ động với nhiều hình thức, biện pháp mới, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể ở Trung ương và địa phương; các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong nước và quốc tế...,trong vận động nguồn lực, xây dựng quỹ vì nạn nhân CĐDC.

Bốn là, luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ hội tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, gương mẫu về đạo đức lối sống; tâm huyết, nghĩa tình, trách nhiệm đối với nạn nhân.

Năm là, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Điều lệ, nghị quyết; xây dựng quy chế, quy định điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch… sớm phát hiện sai sót, bất cập và có biện pháp xử lý kịp thời, không để xảy ra hậu quả.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

CỦA NHIỆM KỲ 2023-2028

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1.     Mục tiêu tổng quát

Tích cực đổi mới, đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm, hướng về cơ sở, hướng về nạn nhân. Giữ vững và tăng cường vai trò, uy tín, vị thế của Hội. Xây dựng Hội vững mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.

Quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân vượt khó vươn lên hòa nhập với cộng đồng, có cuộc sống ngang bằng với mức sống trung bình tại địa phương, không để gia đình nạn nhân tái cận nghèo; không để gia đình nạn nhân ở nhà tạm, nhà dột, nát.

Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức vận động nguồn lực trong và ngoài nước để giúp đỡ nạn nhân ổn định cuộc sống bền vững.

Chủ động, tích cực trong hoạt động đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC phù hợp với tình hình, điều kiện mới.

2.    Các chỉ tiêu chủ yếu

2.1.  Xây dựng tổ chức hội:

     - 100% cấp huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), có đủ điều kiện theo quy định, thành lập được hội; 70 %  trở lên cấp xã, phường  đủ điều kiện thành lập được hội hoặc chi hội.

     - 100% NNCĐDC là hội viên; mỗi tỉnh, thành phấn đấu phát triển từ 3-5% hội viên, so với số hiện có.

     - 100% tổ chức hội hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 60% tổ chức hội hoàn thành từ khá trở lên; 100% cán bộ hội hoàn thành nhiệm vụ và không vi phạm kỷ luật, trong đó có 35% hoàn thành tốt và xuất sắc.

2.2. Vận động nguồn lực và chăm sóc giúp đỡ nạn nhân:

- 80% tỉnh, thành hội thành lập được Quỹ NNCĐDC theo đúng quy định của Chính phủ;  100% quận, huyện hội và 80% hội (hoặc chi hội) xã, phường có Quỹ từ nguồn vận động xã hội hóa.

- Vận động Quỹ nhiệm kỳ V của toàn Hội đạt từ 1.500 tỷ đến 2.000 tỷ đồng (bao gồm tiền và hiện vật quy ra tiền).

- Xây mới và sửa chữa 2.000 đến 2.500 căn nhà; hỗ trợ 25.000 xuất học bổng; hỗ trợ vốn sản xuất 2.000 gia đình nạn nhân;  100% nạn nhân có nhu cầu được cấp xe lăn. 100% nạn nhân được thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ, tết. Tổ chức khám chữa bệnh khoảng 5.000-7.000 nạn nhân/năm;

- Các trung tâm nuôi dưỡng hiện có, nuôi dưỡng bán trú thường xuyên từ 30 đến 50 nạn nhân, các trung tâm nuôi dưỡng phấn đấu tăng từ 3-5%;

- Các trung tâm xông hơi giải độc, hàng năm đạt từ 5 đợt trở lên, riêng TTBHXH của TWH đạt 500-600 người/năm, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

2.3. Hoạt động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân:

- Bổ sung, hoàn thiện kế hoạch đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân và đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Giữ vững mối quan hệ truyền thống với các tổ chức quốc tế, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài; phấn đấu trong nhiệm kỳ phát triển, mở rộng thêm từ 5-10 tổ chức quốc tế thường xuyên quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân ở Việt Nam.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Chủ động đề xuất tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí ttiến tới tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị (2015-2025) và Thông báo Kết luận số 158 ngày 02/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XII) về tiếp tục thực hiện Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về hội quần chúng; đồng thời sớm có kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản mới của Đảng, Nhà nước về quản lý, tổ chức hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

2. Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách đối với nạn nhân; bảo đảm mọi chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đúng đối tượng được thụ hưởng. Phát huy chức năng nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội về chính sách, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc rà soát, thẩm định hồ sơ, kịp thời giải quyết chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH đã có đủ điều kiện theo quy định; đồng thời làm tốt việc phát hiện, ngăn chặn những trường hợp gian dối, trục lợi để hưởng chính sách của Nhà nước.

3. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, để xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với thực tiễn, điều kiện tại địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Hành động vì NNCĐDC ở Việt Nam” do UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; phong trào thi đua “Vì Nạn nhân chất độc da cam” và các chương trình phối hợp hoạt động, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác nhân đạo và hoạt động của hội.

4. Đổi mới phương thức, nội dung vận động nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm; các tổ chức từ thiện, nhân đạo trong nước và quốc tế để giúp đỡ nạn nhân vượt quan khó khăn, hoà nhập với cộng đồng….

5. Tổ chức hội các cấp chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp về công tác xây dựng Hội; đồng thời, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; thực hiện tốt phương châm “đổi mới, hướng về cơ sở, hướng về nạn nhân”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức hội và xây dựng đội ngũ cán bộ Hội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

6. Kiên trì mục tiêu đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân ở Việt Nam; tiếp tục thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến thảm họa CĐHH do Mỹ gây ra ở Việt Nam, làm cơ sở để tuyên truyền và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân. Phối hợp đồng bộ các phương thức, các lực lượng cả trong nước và quốc tế, bằng cả ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân với biện pháp, bước đi phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và thông lệ quốc tế.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện xử lý dứt điểm vi phạm Điều lệ, quy chế quy định và pháp luật Nhà nước.

Chủ động hướng dẫn công tác kiểm tra trong toàn Hội, thực hiện kiểm tra theo kế hoạch, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại và hoàn chỉnh Quy chế hoạt động kiểm tra, giám sát khoá V, nhiệm kỳ 2023-2028.

8. Nâng cao năng lực chỉ đạo, hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và Thường trực hội các cấp. Xây dựng cơ quan TWH vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bám sát chương trình hành động toàn khóa, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ (sửa đổi); các Quy chế hoạt động được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (khoá V) thông qua và ban hành. Kiện toàn các ban của cơ quan TWH và Thường trực (các tỉnh) thành Hội theo hướng tinh gọn bộ máy và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác. Chủ động, tích cực làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp để xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể hoạt động tiến tới kỷ niệm 65 năm thảm họa da cam Việt Nam (10/8/1961-10/8/2026), có chất lượng hiệu quả, sức lan tỏa cao./.

 

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

 HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN VIỆT NAM,

KHÓA IV, NHIỆM KỲ 2018-2023

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác