• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nạn nhân chất độc da cam vượt khó chăm nuôi người cùng cảnh ngộ

Nạn nhân Nguyễn Thị Anh Thư, sinh năm 1950, hiện đang sinh sống tại Tổ 28 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, là một tấm gương sáng trong phong trào "Hành động vì nạn nhân chất độc da cam"

Nạn nhân Nguyễn Thị Anh Thư bị bệnh viêm, suy đa khớp

Hai vợ chồng chị cùng tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, chồng chị tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội (năm 1968) đã xung phong vào chiến trường, là một bác sỹ Quân y có mặt ở giai đoạn ác liệt nhất của chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chị Thư hoạt động ở địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quẩng Trị. Sau thống nhất đất nước, năm 1979 anh chị chuyển ngành ra Bắc. Hoàn cảnh gia đình anh chị rất thương tâm: con gái mất khi 2 tuổi; con trai hỏng một mắt, bị viêm dính đốt sống, các cơ ở lưng teo cứng, không cúi hoặc ngửa cổ được. Chị Thư được cơ quan chức năng giám định, kết luận chị bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, mất 61% sức khỏe. Di chứng chất độc hóa học gây nên căn bệnh tổn thương xương khớp ở chị, khiến toàn thân chị đau đớn. Hơn 30 năm chống chọi với căn bệnh quái ác, có lúc tưởng chừng không qua khỏi. Gần như tất cả các khớp tay chân xưng tấy đi lại rất khó khăn. Năm 2008, chị phát hiện mình mang thêm bệnh tiểu đường, người bị bệnh tiểu đường thì cần phải vận động nhiều, nhưng tay chân chị đau đớn không thể vận động được, nên lâu dần chỉ số đường huyết càng cao. Nhưng vì chồng, vì các con nên chị Thư nén đau, cố gắng chịu đựng để lo cho con ăn học, để chèo chống đưa gia đình vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Năm 2013, 2014 do các khớp của chị đã hỏng nặng và quá đau đớn nên chị đã phải đi viện phẫu thuật thay 3 khớp (2 khớp gối và 1 khớp háng) một thời gian sau cũng đỡ đau hơn và đi lại được. Mổ thay được những khớp to, những khớp nhỏ vẫn đau, nhưng ở mức độ nhẹ hơn, uống thuốc vào là chịu đựng được, chỉ có điều là các khớp càng ngày càng sơ cứng và co rút lại. Chị nâng hai bàn tay lên cho mọi người xem các ngón tay co dúm khó lắm mới ruỗi ra được chút ít, các khớp nổi cục xù xì, chị tâm sự “tôi đỡ đau thì chồng tôi (cũng là một nạn nhân chất độc da cam, mất sức 61%) lại đổ bệnh, máu trong người cứ tiêu hao dần vì bị suy tủy, ung thư da. Tháng nào anh cũng phải vào viện Huyết học Trung ương để truyền máu và điều trị ung thư tại bệnh viện K Tân Triều. Tôi hơn 3 năm qua luôn đồng hành cùng ông ấy đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để chữa trị…” Mọi người ái ngại thương, phục cảnh bà Thư - người nạn nhân tàn tật chăm chồng - người nạn nhân nặng hơn mình. Vất vả là thế nhưng chị không muốn các con phải nghỉ việc để chăm bố, nên chỉ để các cháu thay nhau hỗ trợ mẹ chăm bố trong thời gian phù hợp, còn lại là chị chăm; khó khăn thì khắc phục, dù sao vợ chồng chăm sóc nhau vẫn tốt hơn.

Bệnh tình của nạn nhân Lê thanh Bình chồng chị Thư

Chồng chị, ông Lê thanh Bình, sinh năm 1942, ngoài bệnh ung thư da, suy tủy ông còn thêm bệnh mất trí nhớ, ông cũng không biết mình bị bệnh gì và bệnh nặng nhẹ như thế nào. Nói ông Bình không hiểu, không tự làm theo yêu cầu của người khác, có lúc còn chống đối, vì thế chăm sóc rất khó khăn. Đến lúc ông yếu quá thì bà buộc phải nhờ sự hỗ trợ từ các con. Thế rồi sau ba, bốn năm gắn với bệnh viện, ông Bình cũng không trụ được nữa và đã ra đi năm 2020. Sự ra đi của ông cũng làm chị hụt hẫng, nhưng chị cũng thấy thanh thản vì bản thân đã làm hết sức mình để chăm sóc chồng vẹn toàn đến giây phút cuối cùng.

Thời gian gần đây bệnh của chị Thư xấu hơn

Là một người vợ, là nạn nhân chất độc da cam, bị bệnh tật hành hạ đau đớn nhưng chị Thư đã vượt lên chính mình, chăm sóc chu đáo, tận tình cho người chồng. Mặc dù năm nay chị đã hơn 70 tuổi, nhưng chị Thư vẫn cố gắng tham gia đầy đủ các hoạt động của tổ dân phố, Hội khuyến học, giúp đỡ được ai việc gì chị đều sẵn sàng giúp. Chị tự nhủ với lòng mình là dù có tật nguyền, dù có tàn nhưng không phế, mình phải là tấm gương tích cực cho các con, các cháu noi theo.

Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng: chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, nhưng những di chứng mà chiến tranh để lại thì vẫn còn đó, những nỗi đau về thể xác và tinh thần nặng nề, quặn xé. Gia đình chị Thư cũng chỉ là một trong nhiều gia đình đang gánh chịu những đau thương và mất mát như vậy! Nhưng rất đáng khâm phục, trong đau đớn, vất vả, trong chị vẫn ngời lên ý trí của người lính cách mạng, theo chị, chị còn hạnh phúc hơn nhiều người khác, tuy tật nguyền nhưng vẫn còn tỉnh táo đi lại được.

Chị Nguyễn Thị Anh Thư, một tấm gương nạn nhân chất độc Da cam đã được Hội NNCĐDC/dioxin Hà Nội vinh danh và đề nghị Trung ương Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam vinh danh “Người vợ mẫu mực chăm nuôi chồng là nạn nhân chất độc da cam.”

Đại tá BS Phạm Ánh Dương

Chủ tịch Hội quận Cầu giấy, Hà Nội

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...