• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Người thanh niên vượt lên hoàn cảnh nỗi đau da cam

Tại Đại hội khóa 4 (Nhiệm kì 2023-2028) Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, các đại biểu đặc biệt xúc động trước báo cáo thành tích cá nhân vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng của em Trần Quốc Lương, sinh năm 1988, trú xóm Yên Bình, xã Hưng Đông thành phố Vinh.  

Trần Quốc Lương chăm chú đọc báo cáo thành tích cá nhân gây xúc động đại biểu dự Đại hội

Lương là thành viên thứ 2 trong gia đình có 2 nạn nhân, gồm bố và Lương là thế hệ thứ hai. Em cho biết, người anh đầu không bị mắc di chứng da cam. Khi mới lọt lòng mẹ, bản thân Lương gặp rất nhiều trở ngại bởi căn bệnh chậm phát triển so với cùng trang lứa. Nhiều lúc em tuyệt vọng nhưng được bố mẹ, họ hàng thân thích yêu thương nâng đỡ. Khi đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Lương được bố mẹ cho đi học nghề sửa chữa điện thoại. Mặc dù rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức nhưng với nghị lực và quyết tâm cao, Lương đã làm chủ được tay nghề và cảm thấy nghề sửa chữa mua bán điện thoại phù hợp sức khỏe bản thân. Động lòng trước hoàn cảnh nạn nhân chất độc da cam, chủ cửa hàng buôn bán và sửa chữa điện thoại có địa chỉ tại 299 Lê Duẩn, phường Trung Đô, thành phố Vinh đã nhận em làm nhân viên trong số 30 lao động, mà chỉ mình em là nạn nhân chất độc da cam.

Đã bước sang tuổi 35, Trần Quốc Lương đang kén chọn một nàng dâu hiền biết chia sẻ, yêu thương đối với người như em. Một thực tế, Trần Quốc Lương có khuôn mặt điển trai, công việc ổn định với mức thu nhập mỗi tháng 7 triệu đồng.

Trần Quốc Lương có khuôn mặt điển trai thông minh

Em là điển hình nạn nhân thế hệ thứ hai vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng

Ông Tạ Quang Dư, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Vinh cho biết, hiện thành phố còn trên 3 ngàn người bị di chứng chất độc da cam/dioxin đang vật lộn trong đớn đau bệnh tật; có 1.199 người được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, 325 người mất giấy tờ, gần 1.200 người vì nhiều lý do mà chưa được công nhận. Nhiều gia đình có ba thế hệ mang di chứng chất độc da cam gây nên bao thảm cảnh đớn đau không một tia hy vọng phát triển. Có gia đình cả 2 vợ chồng đều bị di chứng da cam, bị bệnh hiểm nghèo đã qua đời bỏ lại những đứa con tật nguyền không nơi nương tựa. Trong bối cảnh ấy, đã có nhiều Hội viên vượt lên hoàn cảnh, luôn nêu gương sáng như Trần Đại Nghĩa (Phường Lê Lợi) , Phạm Ngọc Hậu (xã Nghi Phú), Nguyễn Đình Thắng, Chu Đức Thịnh ( xã Hưng Hòa), Hoàng Thanh Tao (phường Hưng Bình), Trần Quốc Lương (Xã Hưng Đông)...

Đặc biệt các hội viên là CCB luôn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ không kêu ca phàn nàn và luôn nhận thức sự hy sinh của mình là sự đóng góp vào sự nghiệp giải phóng đất nước để nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc như ngày nay.

 

Quốc Khánh

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...