• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Phát động toàn quốc Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Phát động toàn quốc Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Báo GD&TĐ - 12/09/2021, 19:00 GMT+07 | Giáo dục

Phát động toàn quốc Chương trình “Sóng và máy tính cho em”Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ phát động tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ.

Tham dự buổi lễ có: Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì; Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;

Đồng chí Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đồng chí Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đồng chí Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đồng chí Lê Ngọc Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Cùng đại diện một số Bộ; Đại diện một số doanh nghiệp tài trợ; Điểm cầu địa phương do Lãnh đạo tỉnh chủ trì.

Chương trình được Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo phát động, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện (nhằm triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Chương trình sẽ được lan tỏa thực hiện ở các ngành, các cấp địa phương trên cả nước.

Các đại biểu dự Lễ phát động tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ

Nội dung hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến gồm sóng Internet, máy tính cho học sinh và miễn phí một số phần mềm dạy học trực tuyến.

Cụ thể, miễn 100% cước phí khi học sinh, sinh viên sử dụng một số nền tảng dạy học trực tuyến (sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố); Hỗ trợ máy chủ cho trường đại học nếu như dùng các phần mềm dạy học trực tuyến theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông; Giá các gói dịch vụ không đổi, nhưng dung lượng Internet được tăng gấp đôi; Các doanh nghiệp viễn thông đang triển khai nâng cao dung lượng băng thông Internet ở các thành phố lớn.

Về máy tính cho học sinh, dự kiến tại Lễ phát động có thể sẽ huy động được gần 1 triệu máy tính bảng.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 10/9/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành công văn số 3961/BGDĐT-CĐN phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến.

Trước mắt, cuộc vận động “Máy tính cho em” sẽ ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT/Chủ tịch Công đoàn ngành; Giám đốc/Hiệu trưởng/Chủ tịch Công đoàn của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” tại tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc; kêu gọi, tuyên truyền, vận động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí tối thiểu là một ngày thu nhập.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình; hướng dẫn đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy học trực tuyến; hướng dẫn bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 (đối với các cơ sở giáo dục đại học).

Kho học liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang được bổ sung bài giảng, học liệu và kết nối với Hệ Tri thức Việt số hóa chia sẻ dùng chung cho cả nước.

Các đại biểu dự Lễ phát động tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Thế Đại

Bộ tiến hành rà soát chương trình giáo dục các cấp học, xác định các nội dung cốt lõi cần đạt được của chương trình để hướng dẫn các địa phương tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh; tiếp tục hướng dẫn các địa phương xây dựng bài giảng chất lượng tốt để tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình khi học sinh không thể đến trường do phải thực hiện giãn cách xã hội; tiếp tục bổ sung nguồn học liệu số và bài giảng trên truyền hình để duy trì hoạt động dạy và học, bảo đảm các hoạt động giáo dục không bị đứt gãy.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang xây dựng cẩm nang và tổ chức tập huấn dạy học trực tuyến cho giáo viên; chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn về chuẩn tối thiểu (khung, mẫu) cho một bài giảng trên truyền hình và hướng dẫn chuẩn (yêu cầu) tối thiểu về kỹ năng, phương pháp để dạy trên truyền hình; tổ chức xây dựng video bài giảng (dạy trên truyền hình) của môn học các lớp 1, 2 và 6 (đang phát hình Tiếng Việt và Tiếng Anh lớp 1).

Đối với các lớp còn lại (3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12), Bộ Giáo dục và Đào tạo lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng.

Hoạt động tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều tỉnh, thành phố phải tổ chức dạy học trực tuyến, song do hệ thống đường truyền Internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học hoạt động chưa tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập, sự hỗ trợ của gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc dạy và học ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng và triển khai với mục đích hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 (thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg) có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả. Chương trình ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Hỗ trợ học sinh lúc này là chăm lo cho thế hệ tương lai

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...