• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

BÀI DỰ THI: Lạc Sơn 5 năm thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương

BÀI DỰ THI: Lạc Sơn 5 năm thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương

Trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung Ương, Lạc Sơn chuyển biến thực sự và rõ rệt, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân đã được nâng lên, công tác khắc phục hậu quả da cam và công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân đươc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đời sống của nạn nhân và gia đình nạn nhân được cải thiện đáng kể, xóa được nghèo, vươn lên hòa nhập cộng đồng, hoạt động hội có tiến bộ, hiệu quả, vị thế của tổ chức hội và niềm tin của nạn nhân da cam với hội ngày càng được nâng lên.

Hội NNCĐDC huyện Lạc Sơn Đại hội nhiệm kỳ 2 (2017 - 2022)

Lạc sơn là huyện miền Núi nghèo của tỉnh Hòa Bình, địa bàn rộng, dân số trên 14 vạn người, người dân tộc thiểu số chiếm 90%, điều kiện kinh tế, hạ tầng cơ sở, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, có mặt còn lạc hậu, 19/24 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (Quyết định số 135-QĐ/TTg).

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Lạc Sơn có 5.410 người tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, số người nghi nhiễm chất độc hóa học trên 1 nghìn người, 672 người đã được hưởng chế độ chính sách (94 người đã qua đời) số còn sống 578 người, trong đó nạn nhân trực tiếp 484, nạn nhân gián tiếp 94. Nạn nhân của huyện Lạc Sơn phần lớn tuổi cao, sức khỏe yếu, 40% có con dị dạng dị tật, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, trên 50% gia đình thuộc diện hộ nghèo, trên 60% không có nhà ở kiên cố, Hội NNCĐDC/dioxin Lạc Sơn, mới đươc thành lập, thời gian chưa lâu, cán bộ vừa yếu, vừa thiếu, trước năm 2015 với 22 cán bộ thường trực thì 17 người không có chế độ phụ cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng làm việc, cho các Hội còn gặp nhiều khó khăn.

Để thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Huyện ủy Lạc Sơn đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-HU triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Với nội dung chương trình kế hoạch cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân, trong toàn huyên. Đồng thời, đã giao cho các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành của huyện, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ triển khai tổ chức thực hiện. Ban Dân vận được Huyện ủy giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện Chỉ thị 43, định kỳ kiểm tra báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 43, được Huyện ủy, HĐND-UBND huyện, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối, kết hợp của các ban ngành, đoàn thể, liên quan đã tạo nên nhiều thuận lợi cho hoạt động của Hội, chăm lo thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến nạn nhân. Trong điều kiện kinh tế của huyện còn rất nhiều khó khăn, các cấp vẫn tạo điều kiện cấp kinh phí cho Hội hoạt động, bố trí văn phòng, trang thiết bị cần thiết cho cán bộ làm việc. Nổi bật là thực hiện chế độ chính sách đối với người có công nói chung và NNCĐDC nói riêng. Từ huyện đến xã đều thành lập Ban Chăm sóc người có công, nên việc chỉ đạo, giải quyết vướng mắc rất kịp thời và thuận lợi.

Trên cơ sở chế độ chính sách của Nhà nước, Hội đã tham mưu cho lãnh đạo, phối kết hợp với cơ quan đoàn thể với nhiều cách làm đổi mới, thiết thực, triển khai các hoạt đông phong phú, da dạng phù hợp với điều kiện của địa phương. Hội xác định chăm sóc giúp đỡ NNCĐDC cả về vật chất lẫn tinh thần là khâu quan trọng thực hiện chế độ chính sách đối với NNCĐDC nhằm xoa dịu nỗi đau da cam, đồng thời cũng là việc thực hiện chính sách xã hội từng bước nâng cao chất lựơng trong cuộc sống cho nạn nhân. Cùng với công tác tuyên truyền đã xây dựng 4 nội dung chương trình hoạt đông chăm lo cho nạn nhân: Chương trình xây dung nhà kiên cố; tặng bò sinh sản; nạn nhân vượt khó vươn lên; xây dựng quỹ giúp đỡ nạn nhân và gia đình phát triển kinh tế. Từ năm 2015 đến nay các phong trào đã có hiệu quả tích cực, trên mọi lĩnh vực, đã hoàn thành việc xây dựng nhà kiên cố cho nạn nhân, ổn định nơi ăn ở, 13 nạn nhân khó khăn đã được tặng 13 con bò sinh sản, trị giá mỗi con 10 triệu đồng, đến nay đàn bò đã phát triển thành 19 con.

Nạn nhân Bùi Văn Din xã Vũ Bình được tặng bò sinh sản

150 lượt nạn nhân được Hội cho vay qũy phát triển kinh tế tự nguyện (không lãi) để phát triển sản xuất với số tiền 930 triệu đồng, 25 hộ nạn nhân đặc biệt khó khăn về nhà ở, đã được hội vận động các nhà hảo tâm, các cơ quan ủng hội 380 triệu đồng, sửa chữa nâng cấp nhà ở, 4.150 lượt nạn nhân đã được các cấp chính quyền, đoàn thể, các loại quỹ, nhà hảo tâm, tặng quà hàng năm, ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm, với số tiền trên 8 tỷ đồng. Chế độ chính sách của Nhà nước đối với NNCĐDC được thực hiện đầy đủ, kịp thời, 1.800 lượt nạn nhân được đị điều dưỡng nâng cao sức khỏe, 1.910 lượt nạn nhân được khám bệnh tại cơ sở y tế, 45 nạn nhân được mổ mắt miễn phí, 21 nạn nhân bại liệt được cấp xe lăn, hỗ trợ cho sinh hoạt. 437 người nghi nhiễm chất độc hóa học, được xét duyệt giám định thực hiện chế độ da cam, đời sống của nạn nhân ngày một được cải thiện nâng cao, nhiều nạn nhân đã vượt khó vươn lên bằng sự cố gắng của chính mình, điển hình như nạn nhân: Bùi Xuân Dương, thương binh 32%, nạn nhân da cam 61% ở xã Vũ Bình từ một hộ nghèo, đã vươn lên bằng lao động sản xuất, trồng cây ăn quả có giá trị, có mức thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng/năm, gia đình đã tự nguyện ủng hộ 1.000m2 đất cho xây dựng công trình phúc lợi, hỗ trợ 25 triệu đồng xây cầu bê tông cho nhân dân đi lại.

Công tác xây dựng tổ chức Hội được các cấp đặc biệt quan tâm, đến nay Lạc Sơn đã hoàn thành việc xây dựng Hội ở 24/24 xã (19 Hội, 109 chi hội) với trên 500 hội viên. Đội ngũ cán bộ của Hội luôn được kiện toàn đủ số lượng, nâng cao chất lượng, đây là mấu chốt quyết định chất lượng hoạt động của Hội. Ban Chấp hành của các cấp Hội có 107 đồng chí (90% là Đảng viên), Chủ tịch, Phó Chủ tịch Huyện hội và các xã có 42 đồng chí (95% là Đảng viên). Cùng với kiện toàn tổ chức Hội tích cực mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Hội. Xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành, chương trình kế hoạch công tác, chấm điểm thi đua hằng năm về Hội và cán bộ Hội thông qua kết quả nhiệm vụ được giao theo chức trách. 100% số cán bộ Hội của Lạc Sơn có nghiệp vụ công tác Hội, có kinh nghiệm hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ, điển hình là ông Bùi Văn Chếch, Chủ tịch Hội xã Vũ Bình, tuy tuổi cao nhưng luôn tận tụy, xây dựng Hội vững mạnh toàn diện. Vận động hội viên và gia đình tham gia 1.660 ngày công, đóng góp 117.000.000đ tiền mặt, hiến 2.805 m2 đất cho xây dựng nông thôn mới. Ông Bùi Văn Trọt, thương binh 4/4 Chủ tịch Hội xã Thượng Cốc đã cùng tập thể xây dựng Hội vượt qua khó khăn trở thành Hội khá của huyện. Từ chỗ còn 50% số nạn nhân khó khăn, đến nay 100% hộ nạn nhân có đời sống kinh tế ổn định, nhà ở kiên cố, trên 60% số hộ nạn nhân có mức sống bình thường như nhân dân địa phương.

Hội NNCĐDC huyện Lạc Sơn từ một đơn vị yếu, có nhiều khó khăn, đã phấn đấu vươn lên trở thành đơn vị khá nhất của Hội NNCĐDC tỉnh Hòa Bình, 3 lần được tặng Bằng khen của Trung ương Hội, của UBND tỉnh Hòa Bình, năm 2019 được nhận cờ, đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh Hòa Bình.

Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền của cán bộ đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Chỉ thị 43 là cơ sở pháp lý cao nhất để xây dựng Hội và hoạt động Hội, là cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa công tác giúp đỡ nạn nhân.

Huyện Lạc Sơn đã tổ chức quán triệt triển khai Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương một cách nghiêm túc, kịp thời, có chất lượng, hiệu quả. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 43, Lạc Sơn đã thực sự chuyển biến, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đảng viên, hội viên, nhân dân được nâng cao trong việc khắc phục hậu quả thảm họa da cam, chăm locho nạn nhân. Điều vinh dự nhất là công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân được các cấp quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời, đời sống của nạn nhân và gia đình nạn nhân ở huyện Lạc Sơn đã được nâng lên rõ rệt. Xóa được nghèo nàn, vươn lên hòa nhập cộng đồng, hoạt động của Hội tiến bộ, hiệu quả, vị thế của tổ chức Hội ngày càng được nâng lên./.

Phạm Xuân Khóa

,

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (ngày 23, 24/4/2024), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ được UBND thành phố tặng bằng khen về thành tích thực hiện chương ...
    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Sáng 7-5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt ...