• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

“Người mẹ” của những đứa trẻ khuyết tật

“Người mẹ” của những đứa trẻ khuyết tật

Bà Võ Thu Vân (sinh năm 1958) hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho NNCĐDC/dioxin tỉnh Tây Ninh (xã Bình Minh, TP Tây Ninh).

Từ tháng 6/2013, Trung tâm chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ chính là chăm sóc, nuôi dạy và hỗ trợ chức năng cho trẻ là NNCĐDC trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm tải gánh nặng cho những gia đình không may khi có con em bị ảnh hưởng bởi chất độc. Từ chỗ không hề có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhưng tinh thần trách nhiệm cùng sự đồng cảm, yêu thương những đứa trẻ kém may mắn mà giờ đây bà Vân đã biết rõ tính cách, thói quen và cả thói xấu của từng đứa trẻ ở Trung tâm để có cách dạy bảo, chăm sóc khác nhau.

Trung tâm đang nuôi dưỡng 25 trẻ là NNCĐDC theo hình thức bán trú, trong đó có 15 trẻ bán trú thường xuyên, từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần. Các em được gia đình đưa đến Trung tâm từ sáng sớm và đón về nhà vào lúc xế chiều. Trong thời gian ở lại Trung tâm, các em được chăm sóc, ăn uống và học tập, vui chơi như ngôi nhà thứ hai của mình.

Bà Vân cho biết, từ khi Trung tâm được thành lập đã có 7 lần đổi nhân viên, vì công việc rất vất vả, phụ cấp công việc lại thấp. Mỗi đứa trẻ là mỗi hoàn cảnh, mỗi tính cách và biểu hiện bệnh tình khác nhau. Ðiều khiến nhân viên có thể gắn bó lâu dài với công việc này chỉ có thể là cái tâm của người cha, người mẹ. Trung tâm hiện chỉ có 5 nhân viên, gồm một phó giám đốc, một bảo mẫu, một cấp dưỡng, một giáo viên và một bảo vệ. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm hạn hẹp do phụ thuộc vào nguồn vận động hỗ trợ của Tỉnh hội. Vì vậy, dù thiếu nhân viên, Trung tâm cũng không đủ kinh phí thuê thêm người làm. Ngoài bảo vệ làm công tác trông coi cơ sở, chỉ có 4 người còn lại là túc trực, chăm lo cho các em từ việc ăn ngủ đến vui chơi, học hành.

Thời gian đầu hoạt động, Trung tâm gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động. Năm 2015, bà Vân đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền xây dựng nhà để xe cho nhân viên; năm 2016, bà vận động kinh phí để cải tạo, nâng nền, tráng xi măng khoảng sân trước Trung tâm, giúp các em có nơi vui chơi sạch sẽ, khô ráo. Nhờ hai công trình trên, bộ mặt của Trung tâm tươm tất hơn trước rất nhiều. Bà Vân cũng là người xây dựng lớp học tại Trung tâm, nhờ đó các em có điều kiện để phát triển trí tuệ hơn trước. Ngoài khó khăn về cơ sở vật chất, việc nuôi dạy các em mới là một thử thách lớn đối với Trung tâm, bởi đội ngũ nhân viên lẫn giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật. Các cô phải dạy trẻ từ cách ăn cơm, cách chơi, dạy chữ, dạy hát, thậm chí còn phải dạy các em cách tắm, cách đi vệ sinh đúng chỗ và cách tự chăm sóc bản thân.

Chia sẻ về việc này, bà Vân cho biết: “Các em nạn nhân hầu hết trí tuệ kém phát triển, tự kỷ và khuyết tật cơ thể nên vốn từ của các em rất hạn chế. Ngoài ra, trẻ khuyết tật thường khó kiềm chế được cảm xúc, có thể bộc phát lúc nóng giận. Vì vậy, việc nuôi dạy các em không hề đơn giản. Giáo viên, bảo mẫu phải luôn nhẹ nhàng, ân cần khi dạy bảo các em”. Ðể nuôi dạy các em, sự kiên nhẫn và tình yêu là hai yếu tố không thể thiếu. Vì vậy, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đều dành toàn bộ thời gian ở trường để gần gũi với trẻ, chơi đùa, ngủ cùng trẻ để có thể thấu hiểu trẻ và cho chúng cảm nhận được tình yêu thương. Ở Trung tâm, bà Vân được cán bộ, nhân viên quý trọng, được các trẻ yêu mến gọi là mẹ. Ngày nghỉ cuối tuần không đi học là các em than buồn, nhớ trường, nhớ mẹ Vân. Từ những đứa trẻ hay phá phách, cáu bẳn, không có ý thức về môi trường xung quanh, không biết tự chăm sóc bản thân, giờ đây chúng đã biết dạ - thưa khi gặp người lớn, biết tham gia các sinh hoạt tập thể, biết múa hát, tập thể dục, biết bày tỏ cảm xúc. Nhiều em biết đọc, biết viết những câu đơn giản và có thể tự vệ sinh cá nhân. Ðáng mừng hơn, là có em bị tự kỷ, khi mới vào trung tâm gần như không biết nói, được sự chỉ dạy tận tình của các cô mà các em đã dần mở lòng mình với mọi người, biết ra dấu hiệu, biết gật đầu khi được hỏi, biết mỉm cười khi chơi đùa, biết giúp đỡ bạn… Hằng ngày chứng kiến sự tiến bộ đó của trẻ, hơn ai hết, bà Vân vui lắm. Điều đáng nói hơn, Trung tâm ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình có trẻ bị nhiễm chất độc da cam. Nhu cầu gửi trẻ thuộc đối tượng này khá nhiều, nhưng nguồn kinh phí hạn hẹp, Trung tâm không thể nhận thêm học viên.

Ước mong lớn nhất của bà Vân là được các nhà hảo tâm chia sẻ, hỗ trợ kinh phí để Trung tâm xây dựng khu vui chơi ngoài trời cho các em và để có thể duy trì hoạt động, bảo đảm công tác chăm sóc, dạy dỗ các em được tốt hơn. Ở tuổi hơn 60, bà Vân chỉ mong có sức khoẻ để được tiếp tục cống hiến tâm sức của mình cho Trung tâm và tiếp tục đồng hành với trẻ em NNCĐDC ở Trung tâm...

Ngọc Bích & Lê Thùy

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (ngày 23, 24/4/2024), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ được UBND thành phố tặng bằng khen về thành tích thực hiện chương ...
    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Sáng 7-5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt ...