• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

NỖ LỰC ĐỂ XỨNG ĐÁNG VỚI VỊ THẾ CỦA THỦ ĐÔ

NỖ LỰC ĐỂ XỨNG ĐÁNG VỚI VỊ THẾ CỦA THỦ ĐÔ

Trong nhiệm kỳ III (2014-2019), Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Hà Nội đã nỗ lực vượt bậc, thực hiện tốt 2 nhiệm vụ trọng tâm “Chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NNCĐDC và vận động nhân dân ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của NNCĐDC Việt Nam”.


Đồng chí Nguyễn Công Soái Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy tặng Hội thành phố bức trướng “Đoàn kết -nghĩa tình - trách nhiệm vì NNCĐDC/diôxin Việt Nam”

Phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Hà Nội, trái tim của Tổ quốc, thành phố Hòa Bình, nơi tập trung các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, MTTQ Việt Nam và các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế. Sau 11 năm mở rộng địa giới, Thành phố Hà Nội có bước chuyển mình kỳ diệu; đặc biệt, 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, an ninh, quốc phòng vững mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện, hội nhập quốc tế được tăng cường, mở rộng, vị thế của Thủ đô được nâng cao... Đây là yếu tố thuận lợi, để Hội NNCĐDC/dioxin thành phố đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tuyên truyền để nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về hậu quả thảm khốc của CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Hội NNCĐDC/dioxin Thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài Trung ương, địa phương và một số cơ quan truyền thông nước ngoài viết bài, đưa tin theo chủ đề: Chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NNCĐDC và vận động nhân dân ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của NNCĐDC Việt Nam. Từ định hướng đó, hoạt động tuyên truyền của Hội ưu tiên phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về khắc phục hậu quả CĐHH, trọng tâm là Chỉ thị số 43-CT/TW, ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”; Thông báo kết luận số 292/TB-TW ngày 18/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 03/TU và Thông tri 24/TT-TU ngày 25/9/2015 của Thành uỷ Hà Nội và kế hoạch số 57/UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Phát huy lợi thế, trên địa bàn có nhiều cơ quan truyền thông, lãnh đạo hội mạnh dạn đầu tư làm nhiều chương trình, phóng sự như: “Vết thương không mảnh đạn”; “NNCĐDC làm kinh tế giỏi”: “Hội NNCĐDC/dioxin TP Hà Nội 15 năm xây dựng và phát triển”; và 4 chuỗi phóng sự về “Nỗi đau da cam” của Hội các huyện Ba Vì, Mê Linh, Gia Lâm, Long Biên phát trên các đài truyền hình trong nước và quốc tế, đăng tải trên nhiều tờ báo Trung ương và Hà Nội. Chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện “luồn sâu, lan rộng” trong cộng đồng (tiêu biểu như Câu lạc bộ “Giữ lửa yêu thương” của Quận hội Ba Đình). Tổ chức 182 buổi hội nghị, mít tinh với 18.450 lượt người tham dự thực hiện tôn vinh “Các bà, các chị là người vợ, người mẹ có công chăm sóc, nuôi dưỡng NNCĐDC vượt khó vươn lên”, tôn vinh “NNCĐDC làm kinh tế giỏi”, vận động hội viên hưởng ứng phong trào “Làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ”. Hội duy trì hiệu quả Bản tin Da cam (trong nhiệm kỳ đã phát hành 42.000 bản tin, 2.750 tờ gấp, pa nô, áp phích phục vụ tuyên truyền; soạn thảo 3.500 trang công văn, thư kêu gọi ủng hộ nạn nhân, vận động được hơn 22.400 chữ ký ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của NNCĐDC Việt Nam...

5 năm qua, hoạt động tuyên truyền của Hội đã để lại dấu ấn đậm nét, nhận thức của cộng đồng về thảm họa da cam, những nỗ lực không mệt mỏi của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe người dân được nâng lên; Lương tri, lòng nhân ái “chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” được khơi dậy; phong trào “Hành động vì NNCĐDC Việt Nam” do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động nhận được hưởng ứng rộng rãi. NNCĐDC được động viên, chia sẻ, tự tin vượt lên chính mình, hòa nhập cộng đồng, gương mẫu trong chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, không vi phạm tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, tích cực tham gia các phong trào thi đua và các hoạt động khác tại thủ đô.

Xây dựng Tổ chức hội “mái ấm của nạn nhân”vững mạnh,

5 năm qua, Hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố, chủ động tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố; kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền cấp huyện ban hành nhiều chủ trương, kế hoạch nhằm củng cố, phát triển tổ chức Hội, hội viên, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. Đến nay toàn thành phố có 30/30 quận, huyện, thị xã; 364/584 xã, phường, thị trấn có tổ chức hội (đạt 82%); 1.553 chi hội thôn, tổ dân phố, khu dân cư thu hút 24.604 hội viên sinh hoạt thường xuyên. Một số quận, huyện đạt 100% xã, phường, thị trấn có tổ chức hội (Hà Đông, Thanh Xuân, Ba Vì, Mê Linh, Long Biên, Ứng Hòa, Thanh Oai). Sau thành lập, các hội đã nhanh chóng xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Quy chế hoạt động của Ban kiểm tra... nhằm tạo sự đồng thuận, đưa hoạt động của Hội vào nền nếp. Đối diện với thực trạng đội ngũ cán bộ hầu hết là người nghỉ hưu, sức khỏe hạn chế, chế độ đãi ngộ chưa thống nhất trên địa bàn, Thành hội quan tâm, chú trọng đúng mức công tác xây dựng đội ngũ chủ tịch, phó chủ tịch hội các cấp đủ năng lực, nhiệt huyết, quyết tâm vượt qua khó khăn để tổ chức Hội thực hiện tốt nhiệm vụ.

Với nỗ lực không mệt mỏi, toàn tâm toàn ý của lãnh đạo các cấp hội, hệ thống Hội trong thành phố được củng cố vững mạnh, hoạt động nền nếp, hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ Đảng, chính quyền giao; Hội thực sự là mái ấm, nơi động viên, chia sẻ tâm tư, hỗ trợ hiệu quả cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng, vươn lên cải thiện cuộc sống.

Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là nghĩa tình và trách nhiệm!

Theo kết quả thống kê, thành phố hiện có trên 50 nghìn người bị nhiễm và phơi nhiễm CĐDC, trong đó 20.464 người đang hưởng chế độ NNCĐDC (14.589 người trực tiếp tham gia kháng chiến và 5.865 người là con đẻ của họ). So với mức sống trung bình của nhân dân Thủ đô, đời sống của nạn nhân còn thấp, nhiều gia đình gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ lâu dài của xã hội.

Thấu hiểu những khó khăn cùng quẫn của nạn nhân, nhiệm kỳ 2014- 2019, Hội thành phố Hà Nội đề xuất với UBND thành phố cho phép tổ chức nhiều hình thức vận động, huy động nguồn lực (tiền, vật chất) từ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn để chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ NNCĐDC. Với nhiệt huyết, trách nhiệm và nghĩa tình vì đồng đội, vì NNCĐDC, Hội đã phối hợp và phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tận dụng mọi tiềm năng, đổi mới hình thức, phương pháp huy động nguồn lực. Kết quả, 5 năm qua, Hội trong toàn thành phố đã tiếp nhận 62 tỷ 300 triệu đồng. Từ nguồn huy động được, Hội đã hỗ trợ xây, sửa chữa 142 ngôi nhà ở, số tiền 4.456 tỷ đồng; hỗ trợ vốn làm kinh tế cho 177 hộ trị giá 1.550 tỷ đồng; tặng 15.000 suất quà các dịp lễ, tết giá trị 42.800 triệu đồng; trợ cấp, tặng sổ tiết kiệm cho 1.231 nạn nhân số tiền 4.918 tỷ đồng; cấp xe lăn, xe đạp cho 425 người và nhiều hoạt động nghĩa tình khác... Tổng số nạn nhân được thụ hưởng là 117.464 lượt người, tương ứng với 42.840 triệu đồng. Tất cả các khoản ủng hộ được các cấp hội quản lý, sử dụng và thanh quyết toán công khai, minh bạch, đúng quy định của Nhà nước, của Điều lệ Hội, Quy chế quản lý, sử dụng quỹ NNCĐDC/dioxin.


Hội quận Ba Đình trao quà cho NNCĐDC trên địa bàn


Nuôi dưỡng nạn nhân nặng, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm bảo trợ xã hội, NNCĐDC/dioxin TP Hà Nội

Một trong những nét đặc sắc trong công tác chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân của Hội thành phố Hà Nội là đã khơi dậy truyền thống cần cù, vượt khó khăn, quyết tâm vươn lên làm giàu của NNCĐDC. Hội đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ vốn làm kinh tế (tổng giá trị 1.166 tỷ) đã hình thành phong trào vươn lên làm giàu, nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi như ông Đoàn Thế Ngự (tổ 10, phường Phúc Lợi, quận Long Biên), Bùi Văn Phát, Nguyễn Văn Tiến (Mê Linh), Trần Ngọc Khánh (Ba Vì), Nguyễn Văn Chín (Hoài Đức)... Những điển hình tiêu biểu đã được nhân rộng, phát triển, giúp nạn nhân từng bước tự ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Những hoạt động cụ thể có ý nghĩa thiết thực của Hội dành cho nạn nhân, thể hiện mong muốn chia sẻ mất mát, cải thiện phần nào khó khăn trong cuộc sống, động viên họ giữ vững lòng tin với Đảng và nhà Nước. Vì thế, Phong trào “Hành động vì NNCĐDC Việt Nam”, “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” lan tỏa sâu rộng, nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội.

Những kết quả đáng khích lệ trong nhiệm kỳ 2014 – 2019. Hội được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen, UBMTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Da Cam Việt Nam tặng bằng khen, UBND TP Hà Nội tặng cờ thi đua xuất sắc. Đó là cơ sở thuận lợi để Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2020-2025 thành công tốt đẹp. Đồng thời, đó cũng là kinh nghiệm để các cấp hội trong thành phố tiếp tục phát huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới./

Bài: Ngô Đức Thuận


Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chuyến đồng hành vì công lý cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Chuyến đồng hành vì công lý cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Tiếp tục hành trình vận động ủng hộ, đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam của Đoàn VAVA với một ngày làm việc dày đặc hoạt động, di chuyển vừa dài và vất vả từ Paris (Pháp), đến Bruxelles (Bỉ),  bằng mấy loại phương tiện giao thông công cộng để hạn chế chi phí, nhưng kết quả đạt được đã động viên tinh thần chúng tôi thật nhiều ... ...