• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Phạm Thành Kiệt, tấm gương vượt qua số phận

Em Phạm Thành Kiệt, sinh năm 2003, ở ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang là nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC), cơ thể em bị dị tật, dị dạng bẩm sinh từ thuở nhỏ, nhưng em kiên trì vượt qua biết bao khó khăn thử thách, cố gắng học văn hóa, học nghề và tìm cho mình việc làm phù hợp để có thu nhập, giúp đỡ gia đình vượt qua nỗi đau da cam, từng bước vươn lên.

Em Phạm Thành Kiệt báo cáo quá trình vượt khó vươn lên tại Hội nghị Tổng kết hoạt động Hội NNCĐDC tỉnh Tiền Giang năm 2022

Hoàn cảnh em Phạm Thành Kiệt thật đáng thương, sống trong một gia đình nghèo khó trên vùng đất cù lao Tân Phú Đông này luôn phải gánh chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên, quanh năm luôn đối mặt với hạn, mặn kéo dài…đời sống của người dân nơi đây vì thế còn nghiều khó khăn, vất vả. Gia đình của Kiệt lại nghèo, hàng ngày cha đi làm thuê, làm mướn chắt chiu từng đồng để nuôi sống gia đình; mẹ không nghề nghiệp chỉ lo việc nhà; chị và anh của Kiệt cũng không có việc làm ổn định. Cuộc sống gia đình ngày càng chật vật, thiếu thốn, em luôn trăn trở, không biết phài làm gì để phụ giúp gia đình với thân thể tàn tật đang đeo đuổi suốt đời mình như thế này. Phạm Thành Kiệt tâm sự: “Từ lúc sinh ra, con không giống như những đứa trẻ khác, bị khoèo chân, đi đứng rất khó khăn. Khi đến trường học hàng ngày phải chứng kiến, chung quanh mình các bạn đều được chạy nhảy tung tăng trong sân trường trên đôi chân bình thường và khỏe mạnh, trong khi đó mình phải ngồi xe lăn, tay cầm viết không vững, đọc bài cũng không rõ nữa…con luôn có cảm giác hàng trăm ánh mắt đang dõi theo mình, nghĩ vậy, đôi lúc con có mặc cảm về bản thân mình. Nhiều lúc khi đến cổng trường con lại có suy nghĩ muốn thôi học và trở về nhà. Nhưng rồi con nhận ra trên đời này có những thứ không thể thay đổi, có những chuyện không thể trốn tránh mà phải mạnh mẽ đón nhận nó…”. Phạm Thành Kiệt, không khuất phục trước số phận, em nỗ lực vươn lên, khắc phục những hạn chế trong sinh hoạt, em cố gắng học tập nên suốt 9 năm học phổ thông em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, thấy hoàn cảnh gia đình mình quá khó khăn, thiếu thốn, Phạm Thành Kiệt đành phải dừng lại việc học hành, bùi ngùi chia tay với mái trường thân yêu của mình với bao nhiêu kỷ niệm của tuổi học trò để rẽ sang hướng đi khác và tìm học một nghề phù hợp với khả năng lao động của người bị dị tật như em. Vẫn biết đi tìm việc làm đối với người tật nguyền là rất khó khăn, nhưng em rất tự tin mình sẽ làm được, bởi tục ngữ có câu “Vạn sự khởi đầu nan”. Nhà văn Nguyễn Bá Học, có câu nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Phạm Thành Kiệt quyết tâm đi tìm việc làm để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình, em đi nhiều nơi hỏi nhiều cơ sở lao động sản xuất cũng không ai nhận, đi đến đâu em cũng đều nhận được câu trả lời: “Bị tật như vậy mà làm được việc gì ?!”.

Cảm thông được hoàn cảnh của Phạm Thành Kiệt, Hội NNCĐDC/dioxin và Đoàn thanh niên xã Phú Tân phối hợp với chính quyền địa phương giới thiệu em theo học nghề thợ hàn tại cơ sở sửa máy do anh Trần Hải Long làm chủ. Thấy em mang trên người bệnh tật bẩm sinh, nhưng có chí hướng học nghề, miệt mài với công việc để có thu nhập phụ giúp gia đình nên anh Hải Long tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học nghề nơi đây. Sau 9 tháng ròng rã học nghề, em đã thành thạo công việc, em được cơ sở bố trí việc làm với mức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Hàng ngày trên chiếc xe ba bánh dành cho người khuyết tật (do một nhà hảo tâm gửi tặng làm phương tiện đi lại) em đều đặn đến cơ sở làm nghề. Bên cạnh đó, trong thời gian đầu, Hội NNCĐDC/dioxin và Đoàn thanh niên xã thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, giúp đỡ em có thêm niềm tin với nghề đã chọn, có thêm thu nhập phụ giúp cho gia đình, từng bước ổn định cuộc sống.

Chất độc da cam có thể làm hủy hoại môi trường sống, tàn phá thân thể con người, làm cho con người bị nhiểm phải chịu đau đớn và chết dần, chết mòn, nhưng không thể ngăn được ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua số phận của con người mà trường hợp của em Phạm Thành Kiệt là một minh chứng, một tấm gương sáng điển hình giàu nghị lực sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, “Không có việc gì khó; Chỉ sợ lòng không bền; Đào núi và lắp biển; Quyết chí ắt làm nên”.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (ngày 23, 24/4/2024), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ được UBND thành phố tặng bằng khen về thành tích thực hiện chương ...
    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Sáng 7-5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt ...