• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Tấm lòng của Giáo sư Huỳnh Thế Cuộc

Tấm lòng của Giáo sư Huỳnh Thế Cuộc

Năm 2004, chúng tôi, những NNCĐDC TP Hồ Chí Minh đã vinh dự có mặt tại buổi lễ ra mắt Ban Vận động thành lập Hội, được kiến diện Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Anh hùng Lao động và Nhà giáo Ưu tú, Giáo sư Huỳnh Thế Cuộc, Hiệu trưởng Trường Đại học Huflit TP Hồ Chí Minh. Cũng từ thời điểm đó, hai người thầy đã dẫn đắt chúng tôi đi trên con đường mới, con đường thiện nguyện - hành trình công lý của các NNCĐDC Việt Nam.

Hơn 16 năm chặng đường cùng với các chương trình hành động của Hội Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư Huỳnh Thế Cuộc đã góp phần không nhỏ vào việc vận động nguồn lực để cải thiện cuộc sống cho nạn nhân da cam. Với tất cả tinh thần trách nhiệm, thầy đã nâng bước cho các thế hệ nạn nhân da cam thế hệ thứ hai, thứ ba có điều kiện vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng. Bằng những việc làm ý nghĩa và thiết thực như giúp đỡ cho nạn nhân học bổng, miễn học phí tại trường, động viên nạn nhân tham gia các lớp học Anh văn vun bồi kiến thứ, qua đó một số em đã tốt nghiệp tại trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học (Huflit) như em Trần Thị Hoan nay đã có việc làm ổn định tại Bệnh viện Từ Dũ.

Giáo sư Huỳnh Thế Cuộc từng là Trưởng đoàn du học sinh Việt Nam tại Pháp. Trong thời chiến tranh chống Mỹ, ông là tùy viên văn hóa báo chí của Việt Nam tại Algeria. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ông trở về làm Trưởng khoa tiếng Pháp của Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

Khi còn là Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Huflit, Giáo sư Huỳnh Thế Cuộc miệt mài lao động, bao giờ cũng về sau mọi người, lương bổng chỉ là không đồng, tất cả đồng lương thầy đều nhường cho sinh viên. Quan điểm của thầy rất rõ ràng, đó là “Xây dựng ngôi trường không vì mục đích lợi nhuận không có nghĩa là không có lợi nhuận, mà là có những giới hạn nhất định trong thu lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận để xây dựng nội dung của ngôi trường”.

Tất cả những gì đã học được trong những năm làm tùy viên báo chí ở Algeria đến thời gian làm trưởng đoàn du học sinh ở Pháp khiến ông suy nghĩ, trăn trở nhiều về giáo dục. Ông xác định: “Giáo dục đại học phải xây dựng một nguồn nhân lực hiện đại, có ngoại ngữ, có tin học để đáp ứng những cơ hội khi các nhà đầu tư nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam”. Nghĩ vậy nhưng mãi đến năm 1992, khi tuổi nghỉ hưu đã đến, thầy Cuộc mới bắt đầu thực hiện ước mơ của mình. Cùng một số đồng nghiệp, ông xin phép thành phố cho thành lập Trường dân lập Ngoại ngữ - tin học Sài Gòn. Đó cũng là ngôi trường trung cấp đầu tiên dạy ngoại ngữ và tin học tại TP Hồ Chí Minh. Ngôi trường ước mơ của ông thầy giáo nghỉ hưu chẳng có gì ngoài... cái tên. Giáo sư Huỳnh Thế Cuộc phải nhờ đến người bạn lúc ấy là hiệu trưởng Trường trung học Ngân hàng cho mượn chỗ giảng dạy. Đúng thời điểm ấy, những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam. Ngôi trường đáp ứng ngay yêu cầu, thỏa mãn những trông đợi của sinh viên, mong có một công cụ để thăng tiến tốt hơn trong nghề.

Trải qua rất nhiều thăng trầm, Huflit đứng vững và phát triển đúng chuẩn như mong đợi đó là sự kiên trì đong đếm kỹ lưỡng, sự góp sức của nhiều người với tâm trong sáng. Thầy vẫn luôn nói với chúng tôi, “dụng người như dụng gỗ”, ở bên thầy, những số phận thiệt thòi vẫn luôn tìm thấy sự ấm áp, an vui.

Lúc còn làm Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin thành phố, đối với nhân viên văn phòng, thầy luôn chăm chút từng câu chữ, hành văn trong văn bản, nhẹ nhàng, từ tốn sửa lỗi, quan tâm đến cuộc sống của nhân viên, thăm hỏi động viên lúc ốm đau, bệnh tật… Mỗi lần đi thăm nạn nhân da cam, có dịp về Phú Xuân, Nhà Bè - quê hương của thầy, thầy đều dành thời gian ghé thăm những người bạn cũ, gửi gắm tình yêu thương đến với các cháu nhỏ bị khuyết tật bẩm sinh và bằng đồng lương khiêm tốn của mình, giáo sư bao giờ cũng có đồng quà, tấm bánh cho trẻ nhỏ.

Thầy giáo Huỳnh Thế Cuộc bây giờ tóc đã bạc phơ, tuy không còn tham gia trực tiếp với Hội, nhưng vẫn quan tâm, lo nghĩ đến đời sống của nạn nhân da cam, vận động thầy cô, sinh viên, học sinh của trường Đại Học Huflit tổ chức các buổi triển lãm tranh ảnh về tác hại chất độc hóa học/dioxin nhân ngày 10/8 hàng năm, vận động mạnh thường quân, các nhà hảo tâm ủng hộ nạn nhân da cam cả về tinh thần lẫn vật chất. Thầy đã truyền lửa yêu thương đến với mọi người, nhất là sinh viên khi nhắc đến thầy Huỳnh Thế Cuộc đều tỏ rõ thái độ tôn kính lẫn tự hào.

Nhân ngày đầu năm mới 2021, chúng tôi - những NNCĐDC thế hệ thứ hai của Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến quý thầy cô lời tri ân và lòng biết ơn sâu sắc về những dự định tương lai cho những mảnh đời bất hạnh mà Giáo sư đã ấp ủ bấy lâu nay. Đó là làm sao xây dựng được Làng Cam để cho NNCĐDC có cơ hội điều trị, học nghề, chăm sóc sức khỏe, tự lực trong lao động để kiếm sống, xây dựng gia đình hạnh phúc như bao người bình thường khác. Mặc dù, sức khỏe nạn nhân da cam chỉ có giới hạn, nhưng tất cả đều khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc và khát khao được cống hiến cho đời, nhằm giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (ngày 23, 24/4/2024), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ được UBND thành phố tặng bằng khen về thành tích thực hiện chương ...
    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Sáng 7-5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt ...