• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Ban Chỉ đạo 701 tổ chức phiên họp đánh giá kết quả công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Ngày 3/4/2024, tại Bộ Quốc phòng, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) tổ chức phiên họp đánh giá kết quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.  

 

 

 

Tham dự phiên họp có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701 (chủ trì phiên họp); ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; đại diện các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng…

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chủ trì phiên họp

Năm 2023, công tác tổ chức giải quyết chính sách, chăm sóc sức khỏe nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học/dioxin tiếp tục được triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả tốt. Công tác tuyên truyền, hợp tác quốc tế, vận động tài trợ, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghiệp tiếp tục được tổ chức tốt, tạo sự chuyển biến tích cực. Chính phủ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy đã cam kết bổ sung khoảng 176 triệu USD vốn ODA cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam (riêng dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa là 117 triệu USD). Phía Hoa Kỳ đã có thư thông báo bổ sung 30 triệu USD cho hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Ngày 5/10/2023, Hạ viện Vương quốc Bỉ đã thông qua Nghị quyết kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, đây là Nghị viện đầu tiên trên thế giới thông qua một nghị quyết về nạn nhân chất độc da cam.

Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phát biểu tại phiên họp.

 Năm 2024, công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam sẽ tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm là: Tổ chức xây dựng Pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; tiếp tục thực hiện 8 dự án trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin bảo đảm tiến độ, chất lượng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các văn bản hợp tác quốc tế đã ký, mở rộng hợp tác với Nga, Bỉ; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, nghiên cứu xử lý bom mìn, vật nổ và chất độc hóa học/dioxin...

Toàn cảnh phiên họp

Kết luận phiên họp, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí khoảng 800 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm ngân sách chi thường xuyên năm 2023 để rà phá bom mìn tại 4 tỉnh biên giới phía Bắc (Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang và Lạng Sơn). Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế chỉ đạo thúc đẩy việc xác định nạn nhân qua các thế hệ, để làm cơ sở kịp thời đề xuất các giải pháp, xây dựng các chương trình, dự án chăm lo, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm việc làm cho nạn nhân bom mìn và nạn nhân chất độc da cam; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục cùng với Bộ Quốc phòng rà soát, thẩm định thiết kế công nghệ xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa khi Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) chính thức gửi hồ sơ thiết kế công nghệ, bảo đảm các quy định, quy chuẩn của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng nhấn mạnh: các bộ, ngành, tổ chức cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế để vận động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học trong chiến tranh./.

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Phiên Điều trần vụ kiện của bà Trần Tố Nga tại paris (ngày 7/5):  Đồng hành vì công lý, cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Phiên Điều trần vụ kiện của bà Trần Tố Nga tại paris (ngày 7/5): Đồng hành vì công lý, cùng nạn ...

    Ngày 25/04/2024, tại Cuộc họp báo về Phiên điều trần ngày 07/05 của Tòa phúc thẩm Paris xét xử vụ kiện của  bà Trần Tố Nga , công dân Pháp, gốc Việt là nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin kiện 14 công ty hóa chất đã sản xuất chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Một lần nữa các luật sư Pháp khẳng định ...