• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nỗi đau quặn thắt của một gia đình có 4 con bị di chứng chất độc da cam

Nỗi đau quặn thắt của một gia đình có 4 con bị di chứng chất độc da cam

Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó để lại đau thương, mất mát cho biết bao gia đình Việt Nam, trong đó có gia đình bác Phạm Văn Phúc (tổ dân phố Đọ Xá, phường Thanh Châu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) khi cả 4 đứa con sinh ra đều bị di chứng bởi chất độc da cam.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà cấp bốn tuyền toàng, ông Phúc tâm sự: Năm 1963, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Phúc nhập ngũ, sau đó được đi học lớp sỹ quan cấp tốc, ra trường ông được điều vào chiến trường Quảng Trị. Năm 1974 xuất ngũ trở về địa phương, năm 1975 ông kết hôn với bà Đinh Thị Mỳ, quê ở Ninh Bình. Năm 1976, ông bà sinh người con đầu lòng là Phạm Minh Đức, khi ra đời cháu đã bị dị tật, dị dạng bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ. Vẫn nuôi hy vọng sẽ có những đứa con mạnh khỏe, vợ chồng ông đặt niềm tin ở các lần sinh nở sau. Nhưng, tình trạng của những người con tiếp theo vẫn không khá hơn người con đầu. Bốn người con (3 trai, 1 gái) đều bị ảnh hưởng chất độc hóa học, sức khỏe suy giảm, thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động. Trong 4 người con của ông, 3 người đang được hưởng trợ cấp nhưng không tự chủ được, phải phụ thuộc bố mẹ. Riêng cô con gái, khả năng nhận thức khá hơn nhưng đến nay đã phát bệnh ung thư tuyến giáp, di căn lan rộng. Gần 40 năm qua, là hơn 14.600 ngày đêm vợ chồng ông gồng mình lên, bất lực chứng kiến các con vật vã, la hét, đập phá. Ông không thể nhớ bao lần ngược xuôi vay mượn tiền để đưa con vào bệnh viện chữa chạy. Tiền cứ mất, nhưng bệnh tình của các con mỗi ngày một trầm trọng hơn, kinh tế gia đình vì vậy ngày càng túng quẫn. Cháu thứ ba nhà tôi mỗi khi phát bệnh, đi lang thang, quên đường về nhà, thương con, vợ chồng tôi đi tìm, nhiều hôm không thấy, bà ấy khóc suốt. Nghe chồng giãi bày, bà Mỳ quay mặt đi, dấu hai dòng nước mắt lăn dài trên gò má. Giọng ông Phúc trầm xuống: nhiều năm nay, vợ chồng tôi ngoài việc làm cha làm mẹ còn là người thầy thuốc, là người bạn chia sẻ buồn vui, lắm lúc còn phải đóng vai là người ngớ ngẩn để được vui đùa với mấy đứa con. Ông cười nhưng mắt ông đỏ hoe!

Vợ chồng ông và 4 đứa con bệnh tật, sống chủ yếu bằng nguồn trợ cấp ít ỏi của nhà nước, kinh tế rất khó khăn. Ông Phúc và bà Mỳ không giám mơ ước gì, chỉ mong sao mình thật khỏe để có sức trông nom các con.

Gia đình ông Phạm Văn Phúc

Đất nước im tiếng súng, người lính Phạm Văn Phúc, hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc, trở về quê hương đau đáu một khát vọng có một tổ ấm để vun vén, hòng mang lại cuộc sống hạnh phúc cho vợ và các con. Thế nhưng, ông không ngờ, chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh đã ngấm vào ông, bám riết cuộc đời ông, từng ngày từng giờ hành hạ con ông, chất độc đó đã đang cướp đi của ông tất cả! Là đồng đội với ông Phúc, chúng ta hầu như đã đang làm bố làm mẹ, chúng ta hiểu nỗi đau của ông Phúc bà Mỳ. Thương cho 4 người con ông Phúc, nếu như ông bà có mệnh hệ gì, tương lai các cháu sẽ về đâu ?

Chia tay gia đình bác Phạm Văn Phúc, nhìn gương mặt nhợt nhạt, nụ cười ngây ngô, với ánh mắt vô hồn của 4 người con cùng bố mẹ già, lòng chúng tôi nặng chĩu. Những mảnh đời bất hạnh ấy đang cần lắm sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng, của các nhà hảo tâm.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...