• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Sẻ chia với nỗi đau di chứng dioxin

Sẻ chia với nỗi đau di chứng dioxin

Vừa qua, tôi cùng một số người bạn học đã tổ chức một chương trình từ thiện tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, chúng tôi đã được gặp và chia sẻ ít nhiều những khó khăn cho các NNCĐDC. Bên cạnh đó, những điều được nghe, được thấy càng khiến chúng tôi cảm thấy bản thân may mắn và thêm thấu hiểu, cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.


Tác giả bài viết thăm hỏi một nạn nhân của chất độc da cam tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk

Dù chiến tranh qua đi nhưng hàng triệu người Việt Nam và những thế hệ sau vẫn đang phải gánh chịu hậu quả của chất độc da cam. Những trẻ em dị tật, bị mù, câm, điếc, tâm thần hoặc có hình hài dị dạng tại các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh đang trở thành nỗi đau, gánh nặng to lớn cho gia đình cũng như xã hội. Những trái tim sắt đá nhất chắc chắn cũng không khỏi chua xót, bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh đau lòng đó. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới: “Ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề tại Việt Nam, nồng độ dioxin trong máu cao gấp hàng chục lần mức cho phép. Khi nồng độ dioxin vượt quá mức cho phép nó làm tăng tỷ lệ mắc ung thư lên tới 40%, dioxin gây nhiều hậu quả về sức khỏe, không những làm chết người mà nó còn để lại di chứng cho nhiều đời sau. Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại dioxin như một chất gây ung thư ở người, có thể làm hỏng các hệ thống trong cơ thể như nội tiết, hệ miễn dịch và thần kinh”. Những thông tin này càng thêm phần khẳng định sự tàn nhẫn của chiến tranh, di chứng dai dẳng của nó lên nhiều thế hệ.

Tại Trung tâm bảo trợ, rất nhiều cảnh đời thương tâm mang trên mình nỗi đau của cuộc chiến tranh đã lùi xa và sống cuộc sống chật vật từng ngày. Ông Ngô Song Hào - Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: “Xót xa lắm các cô, các chú ơi. Hiện nay, trong tỉnh Đắk Lắk có gần 2.000 NNCĐDC nhưng quỹ hỗ trợ còn rất eo hẹp. Từ đầu năm đến giờ, các doanh nghiệp mới hỗ trợ được 155 trường hợp, số còn lại chúng tôi đi vận động thêm. Nhưng hầu như doanh nghiệp, cơ quan nào cũng trả lời năm nay khó khăn nên từ chối giúp đỡ”. Từ nguồn ngân sách ít ỏi cùng những hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, Trung tâm bảo trợ xã hội vẫn đang từng ngày cưu mang những cảnh đời kém may mắn khác nhau, trong đó có những NNCĐDC.

Di chứng của chất độc da cam/dioxin không chỉ là những đứa trẻ nhiều bệnh tật, hình dạng kỳ dị, thân thể dị dạng không toàn vẹn, không biết sống được bao lâu mà còn là nỗi đau của người thân trước số phận trớ trêu, những bi kịch gia đình vì túng quẫn. Nếu ai có dịp đến thăm những gia đình đang bị dày vò đeo bám bởi di chứng của chất độc này thì chắc không thể cầm lòng trước những hoàn cảnh đáng thương ấy. Hình ảnh về nạn nhân của chiến tranh chúng ta vẫn thường được nhìn thấy trên truyền hình, mặt báo vẫn không là gì so với những gì chúng tôi trực tiếp chứng kiến. Họ đang sống cảnh người không ra người khi không thể tự túc trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí không có nhận thức để nghe, hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Cuộc sống gắn liền với giường bệnh, phụ thuộc vào sự chăm sóc, hỗ trợ của người khác đã khiến cuộc đời của các em đặt lên gia đình và xã hội thật nhiều gánh nặng.

Trang lịch sử về chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã đã khép lại, mở ra một trang mới đầy ắp tình hữu nghị, hợp tác và phát triển nhưng di chứng của chất độc da cam vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến hàng triệu con em người Việt. Chất độc da cam vẫn còn tồn tại trong lòng đất và vẫn còn tiếp tục lan rộng, nhiễm vào nguồn nước ngầm. Không một ai có thể đưa ra các thông số cụ thể về vùng dân cư chịu ảnh hưởng của chất độc da cam tại Việt Nam. Cho đến nay vẫn có nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau nhiễm độc nặng hoặc sinh ra đã bị dị tật, dị dạng. Chất độc da cam còn tiếp tục gây ra nhiều thảm họa từ sức khỏe đến tinh thần cho nhiều mái nhà, như một sợi dây vô hình đang trói chặt bao gia đình vào một tương lai mờ mịt.

Trong chuyến từ thiện lần này, số tiền chúng tôi đóng góp được cùng những nhu yếu phẩm hay những phần quà nhỏ chưa thể thấm vào đâu so với những nhu cầu của những bệnh nhân đang sống trong Trung tâm bảo trợ. Vậy nhưng qua nghĩa cử “tương thân tương ái” ai trong chúng tôi cũng mong mỏi tấm lòng của mình sẽ sưởi ấm,sẻ chia sẻ phần nào những thiệt thòi của họ. Khép lại một ngày dài, khi về lại với với cuộc sống thực tại tôi vẫn suy nghĩ mãi không thôi về những cảnh đời bất hạnh, rồi lại băn khoăn không biết đến bao giờ, nỗi đau của quá khứ mới thôi hiện hữu ở hiện tại này.

Xuân Bình

Nguồn báo Đắk Lắk


Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...