• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hội huyện Gò Công Tây chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc da cam

Chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc da cam là nghĩa tình và trách nhiệm! Với ý nghĩa đó, trong những qua, cán bộ, hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang không ngừng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để đến với nạn nhân chất độc da cam.

 

 

Ông Lê Minh Châu, Chủ tịch Hội huyện Gò Công Tây tặng quà cho NNCĐDC xã Đồng Thạnh.

Hội NNCĐDC huyện Gò Công Tây luôn xác định, hoạt động của Hội là hoạt động xã hội- từ thiện nên mỗi cán bộ, hội viên phải là những người giàu lòng nhân ái, tâm hướng thiện, thương người như thể thương thân, sâu sát với từng nạn nhân, hiểu được cuộc sống của mỗi gia đình, những con người nghèo khó, bị dị tật, dị dạng, đang quằn quại, vật vã trong nỗi đau da cam để động viên, chia sẻ, giúp đỡ họ một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, ở huyện Gò Công Tây có 861 nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Trong đó có 88 nạn nhân bệnh rất nặng thân thể tàn phế, bại liệt, mất hết khả năng lao động, cuộc sống khốn khổ vô cùng.

Ở huyện Gò Công Tây, trong những gia đình nạn nhân khó khăn nhất - gia đình hai cháu: Nguyễn Huỳnh Mai Nguyên (sinh năm 2011), và Nguyễn Huỳnh Thanh An (sinh năm 2015) ở ấp Thạnh Lợi, xã Bình Tân. Cả hai cháu đều mắc bệnh bại não, hở hàm ếch và mù cả đôi mắt, cha mẹ ly hôn phải sống với ông, bà ngoại già yếu, thường hay trở bệnh, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hay ở xã Yên Luông có gia đình nạn nhân Phạm Văn Bình (sinh năm 1977) ở ấp Bình Cách, bị bại não phải nằm liệt một chỗ; gia đình nạn nhân Phạm Thị Kim Trang (sinh năm 1980), ở ấp Phú Quý, bị dị tật bẩm sinh, tay chân co quéo, sinh hoạt hàng ngày khổ sơ vô cùng; gia đình ông Đặng Văn Khuyên, sinh năm 1957, ở ấp Thạnh Lạc Đông; ông và đứa con đều mắc bệnh tâm thần. Hay gia đình hai nạn nhân Lưu Ngọc Trang, sinh năm 1955 và con là Lưu Ngọc Bình, sinh năm 1985, ngụ ấp Thạnh Lạc Đông, cha con đều mắc bệnh tâm thần. Một trường hợp rất thương tâm nữa là hoàn cảnh của nạn nhân da cam Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1992, ở ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Trị, bệnh tâm thần từ thuở nhỏ. Cha đi làm ăn xa xứ, vài năm mới về thăm một lần, mẹ bỏ nhà đi biền biệt khi biết con mình bị bệnh nan y, Nguyễn Văn Bé phải sống với bà nội già yếu trong căn nhà nhỏ đơn sơ cũ kỹ, khó khăn hơn khi bà nội mất, Nguyễn Văn Bé phải sống một mình, mỗi sáng sớm ra chợ quê làm thuê, làm mướn, phụ dọn dẹp, ai nhờ gì làm nấy để kiếm chút ít tiền sống qua ngày… Ở Gò Công Tây tất cả những gia đình có nhiều nạn nhân hoặc nạn nhân bệnh nặng đều sống trong cảnh nghèo khó, buồn bã, ãm đạm rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ của cộng đồng.

Có thể nói, ở Gò Công Tây,  Hội NNCĐDC từ huyện đến cơ sở của 13 xã- thị trấn, phương châm hoạt động xuyên suốt của Hội là “Nơi nào có nạn nhân chất độc da cam, nơi đó có cán bộ hội!”. Vì vậy, trong những năm qua Hội các cấp đã nắm chắc từng hoàn cảnh cụ thể từng gia đình nạn nhân, biết rõ mức độ bệnh tật mỗi nạn nhân nên trong hoạt động Hội đã có những cách làm phù hợp, giúp đỡ được nhiều gia đình nạn nhân khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Đó là nghĩa tình, trách nhiệm của những người làm công tác Hội ở Gò Công Tây trong  công tác từ thiện- xã hội, biết sẻ chia và đồng cảm với mỗi hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân nhằm chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, kết nối nạn nhân với cộng đồng, xã hội.

Bà Trần Kim Chi (Người đứng thứ 2 từ trái sang) Phó Chủ tịch Hội huyện Gò Công Tây tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam

Bà Trần Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Gò Công Tây cho biết, hàng năm Hội  các cấp vận động trên 1,2 tỷ đồng để  giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Năm 2023, Hội các cấp trong huyện đã vận động trên 1,3 tỷ đồng; tùy theo hoàn cảnh gia đình Hội đã xây tặng 3 căn nhà “Mái ấm da cam”; trao tặng 10 xe lăn cho nạn nhân và tặng 3.198 phần quà, mỗi phần từ 300.000đ đến 500.000đ chủ yếu là nhu yếu phẩm cho gia đình nạn nhân vào các lễ, tết, ngày Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/ 8). Điển hình trong công tác vận động nguồn lực chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam là Hội các xã Long Vĩnh, Long Bình và Yên Luông.

Theo ông Lê Minh Châu, Chủ tịch Hội huyện Gò Công Tây, trong những năm qua, hàng năm Hội đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trên cơ sở quán triệt sâu sắc Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với thực tiễn, luôn hướng về cơ sở; hướng dẫn, giúp đỡ nạn nhân, quan tâm đặc biệt tới các nạn nhân nặng, tàn tật, gia đình quá khó khăn; tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ tiếp cận và thụ hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định. Cán bộ chủ chốt của Hội đoàn kết, nhiệt tình trong công tác, sâu sát địa bàn, nắm chắc từng hoàn cảnh gia đình nạn nhân và giúp đỡ có hiệu quả thiết thực, được người dân tin tưởng quý mến, Nổi bật có ông Lương Văn Nghĩa (Chủ tịch Hội xã Long Vĩnh), ông Trương Phát Nghĩa (Chủ tịch Hội xã Long Bình), bà Nguyễn Thị Hương (Chủ tịch Hội xã Yên Luông)…Những năm quà Hội huyện Gò Công Tây luôn được Hội cấp trên đánh giá cao trong hoạt động xây dựng Hội vững mạnh, quản lý nạn nhân và vận động nguồn lực.

Chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc da cam, chăm lo, giúp đỡ họ bằng những việc làm thiết thực Hội huyện Gò Công Tây đã tạo được niềm tin, sự tin cậy của nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn.

Lê Huỳnh - Hội tỉnh Tiền Giang         

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

    Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

    Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt ...