• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Mở rộng đối tượng, bổ sung hình thức khen thưởng

Ngày 27-5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, điều hành của Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

UBND xã phải lấy ý kiến đối tượng chịu tác động của quyết định hành chính


Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, luật quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phạm vi “cơ sở” được xác định là xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Dự thảo luật gồm 7 chương, 74 điều, trong đó, đã mở rộng phạm vi, đa dạng hóa hình thức công khai thông tin ở cấp xã; mở rộng dân chủ trực tiếp tại cấp xã theo hướng bổ sung các vấn đề nhân dân bàn và quyết định trực tiếp. Bổ sung quy định về trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân, ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trong quá trình UBND cấp xã ban hành các quyết định hành chính liên quan. Tại cơ quan, đơn vị, bổ sung các hình thức công khai thông tin, lấy ý kiến thông qua hệ thống thông tin nội bộ; bổ sung hình thức giám sát thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý. Tại doanh nghiệp, bổ sung nội dung người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện...

Mở rộng đối tượng, bổ sung hình thức khen thưởng

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường vào ngày 27-5 của Quốc hội. Ảnh: TRỌNG HẢI

Quy định nguyên tắc xét tôn vinh và trao tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp

Theo báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật có một số điểm mới, trước hết là thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng; thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó và đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” trước đây. Quy định trong dự thảo luật hướng đến đưa phong trào thi đua thực sự thiết thực, hướng về cơ sở, gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở 4 khâu (phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến). Bên cạnh đó, chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ...; quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Bổ sung quy định nguyên tắc xét tôn vinh và trao tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, khen thưởng đối với người nước ngoài có nhiều đóng góp cho Việt Nam. Đồng thời, giảm số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng.

Thảo luận về dự thảo luật, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với việc mở rộng đối tượng khen thưởng. Việc mở rộng đối tượng khen thưởng đến doanh nhân, doanh nghiệp trong khu vực ngoài nhà nước đã góp phần khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy công tác thi đua, khen thưởng trong các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, thực hiện tốt an sinh xã hội. Một số ý kiến đại biểu Quốc hội cũng đồng tình với việc bổ sung những văn nghệ sĩ của các lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học và soạn giả trong lĩnh vực sân khấu là đối tượng để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ cả 4 khâu này. Tuy nhiên, trong dự thảo luật, việc thể chế khâu nhân rộng điển hình chưa được thể hiện rõ. Vì vậy cần bổ sung trách nhiệm của chủ thể phát động thi đua đối với việc nhân rộng điển hình tiên tiến vào dự thảo luật. Đồng thời cần nghiên cứu quy định một cách cụ thể về các tiêu chí, danh hiệu thi đua, khắc phục hạn chế mang tính chất hình thức, phong trào của danh hiệu thi đua, đồng thời, các tập thể, cá nhân được khen thưởng phải có trách nhiệm trong phát huy thành tích, làm lan tỏa, nhân rộng các mô hình điển hình.

Chiều 27-5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Dự thảo luật gồm 6 chương, 62 điều, tăng 16 điều so với luật hiện hành, trong đó, sửa đổi, bổ sung 42 điều; xây dựng mới 17 điều; bỏ 3 điều. Nội dung của dự thảo luật tập trung vào 3 chính sách chính gồm: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Cũng trong chiều cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Nguồn: Báo QĐND

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    MÙA XUÂN NGUYÊN VẸN…

    MÙA XUÂN NGUYÊN VẸN…

    Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Nhân đạo Quốc gia 1400 và App thiện nguyện MBBank tổ chức phát động Chiến dịch Tết vì nạn nhân chất độc da cam với chủ đề “Những mùa xuân nguyên vẹn”. Với ...
    Nhiệm kỳ 2018-2023, Hội tỉnh Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc mục tiêu nhà kiên cố cho nạn nhân

    Nhiệm kỳ 2018-2023, Hội tỉnh Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc mục tiêu nhà kiên cố cho nạn nhân

    Ngày 24/12/2024, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự Đại hội có: Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam; ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng ban TC-CS Trung ương Hội; bà Nguyễn Thị Kim Nhàn, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại biểu ...