• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nhiều hoạt động kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm được UNESCO vinh danh

Từ ngày 22 đến 30/11, tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 10 năm Di sản Dân ca ví, giặm được UNESCO vinh danh.

Diễn xướng ví giặm tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an

Tại tỉnh Nghệ An, có 2 hoạt động chính, gồm: Lễ kỷ niệm 10 năm Di sản Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh và Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động như: Liên hoan Nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu di sản”; Trao giải Cuộc thi sáng tác soạn lời Dân ca ví giặm; Trưng bày nghệ thuật điêu khắc ánh sáng; Triển lãm “Áo dài Việt Nam”; các chương trình giao lưu nghệ thuật.

Tại tỉnh Hà Tĩnh có các hoạt động gồm: Festival “Về miền ví giặm - Kết nối tinh hoa di sản” và Cầu truyền hình chương trình nghệ thuật “Đôi bờ ví giặm”; Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh và Hội thảo quốc gia đánh giá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Câu lạc bộ Dân ca ví giặm quần chúng huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nhệ An biểu diễn

Khoảng giữa thế kỷ XX, Dân ca ví giặm đã thành phương tiện thể hiện tình huống, tâm trạng nhân vật kịch của sân khấu ví giặm. Do đó, âm nhạc và lời ca dân gian được thay thế bằng lời ca và âm nhạc phục vụ câu chuyện kịch, nhân vật kịch. Như vậy, rõ ràng Dân ca ví, giặm không những được bảo tồn nguyên bản mà còn có những bước phát triển về chất, đó là sự chuyển hóa từ hình thức ca hát dân gian, đến ca nhạc chuyên nghiệp, rồi ca kịch sân khấu.

Biến chuyển mạnh nhất là năm 1967 cho đến sau này như các tác phẩm: Không phải tôi, Khi ban đội đi vắng và Cô gái sông Lam... Các tác giả viết ra rất nhiều làn điệu không chỉ từ nguyên bản Dân ca ví, giặm như Giận thương, Hát khuyên… mà còn các làn điệu chủ yếu cải biên từ chèo và các thể loại khác sang như: Lập lờ, Tứ hoa… Hơn 80 làn điệu được sáng tạo, vận dụng, đó là một bước nhảy để cho Dân ca ví, giặm có một đời sống mới.

Hiện nay, chúng ta đang hình thành lần chuyển đổi thứ 3, là sự tác động qua lại, tương hỗ ở 2 giới thực hành nghệ thuật này sau 10 năm từ khi Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh (năm 2014). Những làn điệu trên sân khấu kịch hát dân ca đã được người dân ứng dụng đưa vào tiểu phẩm để phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng như: Hát Khuyên, Tứ hoa, Con cóc…

Dân ca vi, giặm được sân khấu hóa

Dân ca ví, giặm tiếp tục đi theo con đường của nó để thích ứng, phù hợp với xã hội đương đại. Phong trào hát dân ca được nâng cao, đặc biệt từ khi được UNESCO ghi danh như là nguồn động viên cho nhân dân xứ Nghệ. Sôi nổi không chỉ trong nhân dân mà các cấp chính quyền đã vào cuộc mạnh mẽ. Hàng năm, đã tổ chức các hội diễn, liên hoan cấp phường, xã, thôn, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ…, nhà nhà hát dân ca, người người hát dân ca. Đâu có người Nghệ thì ở đó phải có Dân ca ví, giặm. Các nhạc sĩ viết rất nhiều những ca khúc, hợp xướng… phát triển từ Dân ca ví, giặm tạo ra một bước tiến mạnh mẽ trong cộng đồng trên cả nước và ở nước ngoài. Hiện nay thành phố Vinh luôn tổ chức hát Dân ca ví, giặm trên phố đi bộ vào dịp cuối tuần, hòa cùng với thị hiếu thưởng thức văn hóa đường phố của người dân và các khách du lịch về đây.

Quốc Khánh, Nguyệt Hằng

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    MÙA XUÂN NGUYÊN VẸN…

    MÙA XUÂN NGUYÊN VẸN…

    Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Nhân đạo Quốc gia 1400 và App thiện nguyện MBBank tổ chức phát động Chiến dịch Tết vì nạn nhân chất độc da cam với chủ đề “Những mùa xuân nguyên vẹn”. Với ...
    Nhiệm kỳ 2018-2023, Hội tỉnh Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc mục tiêu nhà kiên cố cho nạn nhân

    Nhiệm kỳ 2018-2023, Hội tỉnh Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc mục tiêu nhà kiên cố cho nạn nhân

    Ngày 24/12/2024, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự Đại hội có: Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam; ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng ban TC-CS Trung ương Hội; bà Nguyễn Thị Kim Nhàn, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại biểu ...