• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Những “người lái đò thầm lặng” của nạn nhân chất độc da cam

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, làm thày ai cũng muốn được nhận những lời chúc mừng, những bó hoa tuơi thắm, cái bắt tay chúc mừng từ học trò của mình! Tuy nhiên đối với các thày cô tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng không có hoa tặng, không lời chúc mừng từ học trò vì “học trò” là nạn nhân chất độc da cam. Nơi đây các thầy, cô giáo thực sự là những “người lái đò thầm lặng” có tấm lòng cao cả, không quản khó nhọc, kiên trì nỗ lực hết lòng dìu dắt học trò - các em nạn nhân chất độc da cam-với một khát vọng, momg muốn cháy bỏng chắp cánh cho các em vươn lên, hòa nhập với cộng đồng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lãnh đạo Thành hội Đà Nẵng tặng hoa, quà chúc mừng các cô, thầy Trung tâm
 nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023
 
Những người thầm lặng của trẻ đặc biệt
Có thể nói, dạy chữ cho trẻ bình thường vốn đã là một nghề đòi hỏi nhiều tâm sức, nhưng giáo dục cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam, trẻ khuyết tật thì còn gian nan, vất vả hơn gấp bội lần. Do ảnh hưởng của chất độc da cam nên trí tuệ các em không bình thường, trong giờ học các em mất tập trung, kiến thức thầy, cô truyền tải “nước đổ lá khoai”, các em nhập tâm rất chậm, nhiều em không biết gì hết, lơ đãng hoặc mỏi mệt, khóc, thậm chí xô sát, đánh lại thầy, cô.... Khi ấy, các thầy cô lại phải dỗ dành, năn nỉ, xoa dịu, thực hiện hết các phương pháp thuộc kỹ năng mềm. Với các em, thời gian để tiếp thu được lượng kiến thức chung sẽ phải gấp nhiều lần so với học sinh bình thường, vì các em hầu như không biết gì cả. Do đó, các thầy, cô Trung tâm luôn kiên trì, kiên nhẫn với các em, từng con chữ, từng lời nói, từng việc làm nét chỉ may mặc, làm hoa, dạy chỉ có các biện pháp thủ công và phải trải qua nhiều công đoạn để tạo ra được sản phẩm làm hương. Trò là vậy, nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy nghề cho các em nạn nhân chất độc da cam đòi hỏi những người thầy, cô vừa là thày vừa là những người cha, người mẹ với tình yêu thương bao la, bề dày kinh nghiệm giáo dục.
Những cô, thầy Trung tâm vui, hạnh phúc bởi những tác phẩm hội họa của nạn nhân chất độc da cam học trò của mình
 Những cung bậc cảm xúc của các thày cô tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng cũng luôn “bất ngờ” buồn vì sự cố gắng truyền dạy kiến thức không được các em tiếp thu, vui bật khóc hạnh phúc vì sự tiến bộ của những đứa trẻ đặc biệt…Tất cả đều tạo nên những cảm xúc mãnh liệt của tình thầy - trò ở ngôi trường đặc biệt này. Những thầy, cô nơi đây tự nguyện gánh lấy và bù đắp những cảnh đời bất hạnh mang trên mình nhiều thiếu sót của tạo hóa bằng tất cả trách nhiệm, lòng kiên trì và tình yêu thương bao la.  
Dạy trẻ bằng tất cả tình thương
Chúng tôi đến lớp dạy giáo dục đặc biệt, dạy văn hóa, kỹ năng (trẻ dưới 20 tuổi) của cô giáo Nguyễn Thị Kim Yến ở cơ sở 3, người đã có hơn 15 năm gắn bó với Trung tâm tại đây. Lớp học có 12 trẻ, chia thành 2 nhóm mỗi trẻ bị một dạng khuyết tật như: câm điếc, hội chứng Down, tự kỷ, bại não... Để dạy trẻ, cô phải luôn nỗ lực gấp 3, gấp 4 lần để “hòa đồng” cùng các em. Cô Yến tâm sự: những ngày đầu nhận lớp để tiếp cận với các em, dù đã chuẩn bị tâm lý rất kỹ nhưng khi tiếp cận công việc, làm quen với trẻ, tôi vẫn không tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhất là khi các trẻ không tự chủ được hành vi. Với sự nhiệt huyết và tình yêu thương vô bờ bến đối với các em nạn nhân da cam, thôi thúc tôi đến với các em, dành tình cảm cho các em nhiều hơn nữa.
Tại lớp làm hương của Nguyễn Ngọc Phương cũng “đặc biệt” vô cùng khi Thầy Phương cũng một người đồng cảnh ngộ như các em, thầy cũng bị ảnh hưởng chất độc da cam từ người cha mình. Thầy Phương cho biết, thầy cũng không biết làm hương, nhưng khi thấy Trung tâm có máy làm hương, lâu nay hoạt động cầm chừng và máy hay hỏng không có người sửa chữa. Do biết về kỹ thuật, cộng với bản tính tò mò nên thầy đã sửa chữa và đưa máy vào hoạt động đều, đến nay Trung tâm đã đầu tư sắp mới một số máy làm hương theo công nghệ cao, chỉ cần bỏ vào hương tự ra và đêm phơi đóng gói, hạn chế cho em làm thao tác với may công nghiệp. Vì vậy hiện nay Hương của Trung tâm cũng cấp nhiều cho các tổ chức, cá nhân ở thành phố và Hà Nội..
Vốn là lớp học với toàn học sinh “đặc biệt” nên việc quản lý, nuôi dạy các trẻ cũng đặc biệt hơn bình thường, nhiều trẻ bị khuyết tật dễ nổi giận, đập phá đồ đạc. Thế nên lúc nào cũng phải để mắt đến các trẻ, không để các em làm tổn thương đến mình và các bạn xung quanh. Việc giao tiếp và dạy trẻ đã khó, dạy chữ càng khó hơn; vì những trẻ mặc dù đã lớn nhưng vẫn không chịu hợp tác. Cũng chính vì những lí do đó mà cần có những tiết học riêng để ngoài dạy kiến thức, giáo viên còn dạy trẻ những kỹ năng đơn giản nhất như cầm đồ vật, lau tay, rửa chân, hay nhận biết những đồ vật cần thiết, vệ sinh cá nhân.... Đó là tâm sự của các cô, thầy như Thầy Dũng, Cô Hương, Cô Trang, Cô Lan, Cô Ân, Cô Thanh và nhiều cô, thầy khác.... là những cô, thầy lâu năm làm việc tại Trung tâm và họ cũng chưa một lần được chính học trò của mình tặng hoa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dù vậy, các cô, thầy chưa bao giờ thấy buồn lòng, mà càng thấy thương những học trò đặc biệt của mình hơn nữa.
 
Cô Nguyễn Thị Kim Yến vừa là cô giáo, là mẹ hiền của các em
Đó là những việc làm đơn giản với đứa trẻ bình thường, nhưng với trẻ nạn nhân da cam, khuyết tật, để dạy các em biết về sinh hoạt cá nhân, tự lau tay và rửa chân khi bẩn thì phải kiên trì nhiều tuần, thậm chí tới cả tháng trời. Để cho các em phân biệt và gọi tên những đồ vật quen thuộc, phải dạy rất nhiều lần trong khoảng thời gian dài, có khi đến nửa năm.
Hiện Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng đang nuôi dưỡng, chăm sóc cho 110 em nạn nhân chất độc da cám, với 17 cán bộ, giáo viên, nhân viên, mỗi trẻ một hoàn cảnh, các trẻ đa phần bị khiếm khuyết chức năng nghe, thấy, nói, vận động tay chân, có trẻ ảnh hưởng bởi bại não, thiểu năng trí tuệ. Mỗi dạng khuyết tật và tâm lý của mỗi trẻ lại phải có một phương pháp dạy riêng và cũng đặt ra những mục tiêu riêng so với các trường học khác. Khi ra Trung tâm có trẻ biết được bảng chữ cái, đếm được con số, có trẻ biết cách kiểm soát hành vi, có trẻ hòa nhập cộng đồng, tự chăm sóc bản thân… Mỗi trẻ một cách dạy riêng, nhưng “giáo án” chung vẫn là tình yêu thương và sự kiên trì.
Món quà tinh thần vô giá
Không giống như các đồng nghiệp ở các trường thuộc hệ thống giáo dục cơ bản, những giáo viên ở Trung tâm Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng thuộc hệ thống giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật, ngày lễ 20/11 hằng năm nơi đây cũng “đặc biệt” so với những trường học khác. Trong khi khắp nơi rộn ràng lời chúc, món quà, lời ca tiếng hát của các học trò tri ân thầy cô thì tại Trung tâm, ngày lễ 20/11 không hoa, không lời chúc.
Theo chị Võ Thị Thu, Phó Giám đốc Trung tâm, hơn 17 năm công tác tại Trung tâm cho biết: Bao năm qua những ngày lễ 20/11, tôi và các giáo viên ở Trung tâm chưa bao giờ nhận được hoa, lời chúc của học trò. Nhưng tôi và các thầy cô động viên nhau, cố gắng giúp các trẻ nạn nhân chất độc da cam, khuyết tật tập trị liệu thường xuyên, dạy kiến thức, dạy nghề, kỹ năng để trẻ phục hồi sức khỏe, sớm hòa nhập cộng đồng. Đó chính là món quà các em tặng cho chúng tôi sau bao nỗ lực giáo dục trẻ. Đặc biệt năm 2023 lãnh đạo Thường trực Thành hội Đà Nẵng tổ chức gặp mặt, chúc mừng động viên tặng hoa, quà chúc mừng đến các thầy, cô thầm lặng này. Đó cũng để chúng tôi cố gắng hơn nữa trong công việc thầm lặng, miệt mài của mình với công tác này, làm tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng nạn nhân chất độc da cam
 
Với các thầy cô ở Trung tâm, đó là niềm tự hào, là món quà tinh thần vô giá tiếp thêm động lực cho các thầy, cô giáo tiếp tục dìu dắt những học sinh “đặc biệt” là nạn nhân chất độc da cam của mình trên con đường chinh phục tri thức để hòa nhập cuộc sống như bao trẻ bình thường khác. Niềm hạnh phúc của những người thầy, người cô nơi đây cũng rất khác biệt, đó là sự trưởng thành, khôn lớn của trẻ nạn nhân da cam, mong mỏi duy nhất của họ là sau khi các em đi làm, có kỹ năng sống và hòa nhập cộng đồng, đỡ phần nào gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, học trò khắp nơi nô nức gửi đến thầy cô những đóa hoa tươi thắm thay lời tri ân. Tuy nhiên, dưới mái trường đặc biệt này là Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng, những ánh mắt ngập tràn niềm hy vọng, sự lạc quan, khát khao hướng tới tương lai của trẻ là nạn nhân chất độc da cam chính là món quà vô giá tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho họ tiếp tục đồng cảm, tâm huyết và bền bỉ truyền đạt kiến thức, kỹ năng sống, tình cảm để chuẩn bị hành trang vào đời cho trẻ nạn nhân chất dộc da cam, với mong muốn học trò (đặc biệt) có thể tự tin vững bước trên đường đời. Nhờ đó, những mảnh đời không may mắn này được làm việc, được khẳng định và hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Trà Thanh Lành - PCT Thành hội Đà Nẵng                

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Vinafood II

    Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Vinafood II

    Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo. Mỗi năm, Vinafood II xuất khẩu trung bình từ 2,8 – 3 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD và doanh thu xuất ...