• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nỗi đau da cam - nỗi đau xuyên thế kỷ!

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học dài ngày nhất, quy mô lớn nhất và gây hậu quả thảm khốc chưa từng có trong lịch sử loài người. Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong số đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin, xuống gần 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam. 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần.

Dioxin là chất cực độc, độc nhất trong tất cả chất độc mà loài người đã biết. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), người bị nhiễm vài nanogam (phần tỉ gam) đã có thể bị tai biến, còn khi bị nhiễm vài chục nanogam có thể chết người.

Chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, hơn 3 triệu là nạn nhân chất độc da cam. Đến nay ở nước ta chất độc da cam đã di truyền đến thế hệ thứ tư và đã gây nên hậu quả chưa từng có trong lịch sử loài người.

Hậu quả đó được các nhà khoa học trong nước và thế giới mô tả bằng các ngôn từ: bi thảm, diệt chủng, hủy diệt, nặng nề, kinh hoàng, khủng khiếp, khốc liệt, tàn khốc, thảm khốc, trầm trọng, thảm họa… Chúng ta dùng cụm từ “thảm họa da cam”. Đã có hàng trăm ngàn NNCĐDC đã chết, những người còn sống đang hằng ngày, hằng giờ vật lộn với những căn bệnh quái ác bởi dioxin mà hình như y học bất lực. Họ sống trong đau khổ tột cùng cả về thể xác lẫn tinh thần, chết dần chết mòn, chết trong đau đớn. Dioxin gây nên chứng vô sinh ở nam giới, nhiều chị em phụ nữ là cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến,... sau chiến tranh trở về không có được thiên chức làm mẹ. Nhiều gia đình, dòng họ có nguy cơ mất nòi giống. Bao bà mẹ chín tháng mang nặng đẻ đau, nhưng sinh ra những “giọt máu” không lành, những đứa con tật nguyền vô phương cứu chữa. Đó là những đứa trẻ hoặc thiếu hoặc thừa các bộ phận cơ thể, hoặc đủ nhưng bị biến dạng, mất khả năng hoạt động: tai không thể nghe, mắt không thể nhìn, miệng không thể nói được, chân không thể nâng bước, tay không thể ôm ấp, não không thể tư duy… Đó là những đứa trẻ câm, điếc, tâm thần, bại liệt, nhũn não, sống đời sống thực vật.

Thảm họa da cam đã cướp mất sự bình yên của hàng triệu gia đình người Việt. Những gia đình có nhiều người con, cháu đều là nạn nhân lại càng thê thảm. Họ không có niềm vui, chẳng còn hy vọng, họ quên cả những nụ cười thường nhật, họ mất cả những háo hức khi cánh én báo mùa xuân về… Nhiều người cha phải dùng xích để xích con, đóng cũi để nhốt con, đau lắm, nhưng không có cách nảo!

Từ sau chiến tranh, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đối với người có công với cách mạng, trong đó có NNCĐDC; cả hệ thống chính trị vào cuộc chăm lo, giúp đỡ, nhưng vì bệnh tật dẫn đến đói nghèo. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: “Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, đau khổ nhất trong những người đau khổ”.

Những người cha, người mẹ ấy đau đáu một niềm lo âu khôn tả, là khi họ khuất núi, về với tổ tiên, những đứa con tật nguyền ở với ai? Sống thế nào? Câu hỏi ấy, trăn trở ấy, dành cho ai? Dành cho xã hội, dành cho chúng ta, những người may mắn hơn!

Nỗi đau da cam, nỗi đau xuyên thế kỷ !

Nỗi đau da cam, nỗi đau dân tộc, nỗi đau nhân loại !

Hãy chung tay xoa dịu nỗi đau da cam!

Nhân kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam, Tạp chí Da cam Việt Nam xin giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh về nỗi đau da cam, khát vọng vươn lên và sự chăm lo của toàn xã hội đối với NNCĐDC Việt Nam!

\

Máy bay C123 của Quân đội Mỹ đang phun rải chất độc hóa học ở miền Nam Việt Nam
\

Những khu rừng dọc đường Trường Sơn bị chất độc hóa học của Mỹ làm trơ trụi
\

Nạn nhân chất độc da cam tại trung tam Thiên Phước, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
\

Nạn nhân chất độc da cam tại Trung tâm Chăm sóc nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội
\

Nạn nhân chất độc da cam tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ
\

Gia đình chị Phạm Thị Thủy, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có ba con bị di chứng CĐDC
\

Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn Đoàn NNCĐDC Việt Nam trước khi Đoàn sang Mỹ vận động cuộc đấu tranh đòi công lý (ngày 6-6-2006)
\

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tặng 50 nhà tình nghĩa cho NNCĐDC, tháng 1/2021
\

Tòa án Lương tâm nhân dân Quốc tế ủng hộ NNCĐDC Việt Nam tại Pháp , ngày 15-5-2009
\

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam thăm và tặng quà cho NNCĐDC tỉnh Cà Mau
\

Trung tướng PGS.TS Đặng Nam Điền, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Trung ương Hội thăm, tặng quà NNCĐDC tỉnh Vĩnh Long
\

Phó Chủ tịch - Giám đốc Quỹ Nguyễn Văn Khanh thăm, tặng quà cho NNCĐDC tỉnh Hòa Bình

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Lãnh đạo TW Hội: Thăm, chúc sức khỏe nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự của Hội

    Lãnh đạo TW Hội: Thăm, chúc sức khỏe nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự ...

    Thực hiện chương trình công tác đầu năm, nhân dịp đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và đoàn cán bộ của TW Hội đã đến thăm, chúc sức khỏe bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch ...