Liên quan đến tình trạng ồ ạt rút BHXH một lần, rất nhiều bạn đọc đáng giá cao cách đặt vấn đề của Báo Người Lao động; đồng thời cho rằng cần sớm sửa Luật BHXH để khuyến khích mọi người dân tham gia.
Bạn đọc tên Diễm bày tỏ: Bài viết rất đúng thực tế. Cơ quan soạn thảo luật phải đặt mình vào vị trí người lao động để áp tuổi nghỉ hưu và cách tính cho phù hợp. Nếu luật ra rồi chưa đúng phải sửa lại cho đúng đừng để sai kéo dài khổ dân.
Đồng quan điểm, bạn đọc Nhân Lễ cũng góp ý: Khi nhà nước đưa ra một bộ luật thì nó phải là hội đủ điều kiện để mọi người tuân thủ chứ không phải hôm nay thì vậy ngày mai lại khác. Trong những năm làm việc người lao động đóng BHXH thì số tiền đó cơ quan BHXH dùng cho mục đích gì ? Có công khai cho người dân biết hay không ? Thử nhìn ra nước ngoài, khi về hưu, ngoài việc cuộc sống được bảo đảm và còn có cơ hội đi chơi đi du lịch còn nước mình thì sao?
Tương tự, bạn đọc Van Hoa cho rằng để khuyến khích mọi người dân tham gia BHXH thì chính sách nên đảm bảo tính linh hoạt, hợp lý và minh bạch. "Tôi kiến nghị lương hưu hưởng linh hoạt theo số năm đóng và đóng càng nhiều năm thì sẽ hưởng càng cao và khi đó sẽ không cho rút BHXH 1 lần vì đây là chính sách an sinh" bạn đọc đề xuất.
Nhìn xa hơn, bạn đọc tên Vinh cho rằng những người làm chính sách thì nên cân nhắc, bởi nếu NLĐ thấy lợi ích hài hòa thì họ sẽ ủng hộ, ngược lại họ sẽ quay lưng thôi, Bản chất BHXH là chăm lo cho NLĐ chứ không phải tính hơn thiệt với họ, vì đằng sau chính sách này là cái cực kỳ quan trọng là đảm bảo tính ổn định của xã hội. Vì vậy thiết nghĩ nếu Nhà nước có thiệt một chút thì cũng là điều nên làm, chứ so đo, cò kè với NLĐ thì cái hại nhiều hơn là cái lợi. Một bạn đọc giấu cho rằng hừng nào chưa phân tích rõ nguồn tiền người lao động tham gia BHXH từ ngân sách troang hay ngoài quốc doanh thì chừng đó còn nhiều người lao động tại khu vực ngoài quốc doanh rút BHXH một lần "Phải chấp nhận mặt trái của kinh tế thị trường. Không một ông chủ nào muốn nuôi báo cô một ông công nhân quá tuổi, vừa chậm chạp lại hay làm hỏng sản phẩm" – bạn đọc này phân tích.
Từ những bất cập đã phân tích ở trên, bạn đọc Phạm Phương Thùy cho rằng cần giảm năm đóng BHXH xuống, ví dụ ai đóng 10 năm thì hưởng được tối đa bao nhiêu % , ai đóng 15 năm thì cũng chốt % tối đa, như vậy, ai đóng được nhiều hơn thì tăng thêm % và chốt đúng tuổi nghỉ hưu "Có đất nước nào trên thế giới mà mỗi năm cộng thêm vài tháng tuổi nghỉ hưu như Việt Nam đâu?" – bạn đọc Phạm Phương Thùy đặt câu hỏi. Tương tự, bạn đọc Quang góp ý: Nên tăng mức hưởng, giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm để được hưởng lương hưu là sẽ giảm ngay việc rút BHXH một lần.
Theo bạn đọc tên Trang, nếu giảm tuổi nghỉ hưu xuống là 50 tuổi và giảm thời gian đóng BHXH xuống còn 15 năm, thì người lao động mới không có suy nghĩ rút BHXH 1 lần. Nếu thời gian họ vẫn đủ tuổi lao động thì họ vẫn tiếp tục cống hiến. Số năm đóng dư BHXH trên 15 năm thì cho họ lãnh BHXH 1 lần hay có quy định gì đó.
Nhà nước, cơ quan quản lý hãy lắng nghe và tìm ra nguyên nhân cốt lõi vì sao NLĐ rút BHXH, và hãy trả lời các câu hỏi ấy. Lương hưu chẳng qua là một phần tiền lương của người lao động mà nhà nước cầm hộ để đảm bảo an sinh lúc tuổi già. Vậy cầm hộ bao nhiêu thì phải trả đủ cho họ bấy nhiêu sau khi trừ đi phí quản lý và cộng lãi suất theo trái phiếu chính phủ .
Nguồn: Người Lao Động
Bình luận