• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Phạm Ngọc Sơn  “SƠN CHÁY ” - Một tấm lòng vàng  

Người ta giàu có thì xây biệt phủ, nhà lầu, sắm xe sang còn Phạm Ngọc Sơn (Sơn Cháy) Giám đốc Xí nghiệp vận tải Thương binh 27/7 huyện Đông Hưng, dù chưa phải là người giàu có, lại giành kinh phí sắm xe ô tô rồi cải hoán thành xe thiện nguyện hỗ trợ gia đình liệt sỹ.

             

Thương binh Phạm Ngọc Sơn ( người thứ 2 bên trái ) sắm xe và cải hoán thành xe chuyên dụng đưa đón hài cốt liệt sỹ,
hỗ trợ các gia đình thân nhân liệt sỹ ở tỉnh Thái Bình

Những người dân ở Phố Tăng xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình giành cho thương binh Phạm Ngọc Sơn sự nể trọng vì tinh thần thiện nguyện và tinh thần vượt khó của một thương binh, nạn nhân chất độc da cam - tàn nhưng không phế.

Nhập ngũ năm 1972 là chiến sỹ lái xe trên tuyến lửa Trường Sơn ác liệt những năm chống Mỹ. Ngày 26 tháng 6 năm 1972, Phạm Ngọc Sơn dẫn đầu đoàn xe 42 chiếc chở phương tiện kỹ thuật, nhu yếu phẩm bổ sung cho các đơn vị chiến đấu ở chiến trường Miền Nam, đoàn xe đang vượt dốc Con Mèo, tỉnh Thừa Thiên Huế thì bị máy bay địch phát hiện chúng ném bom cháy, bom Na pan, bắn đạn rốc két chặn đầu, khóa đuôi đoàn xe, xe ô tô của Phạm Ngọc Sơn bị trúng bom Na pan và bốc cháy, chất cháy Na pan dính bám phía đầu xe, lửa ngùn ngụt, lửa phả vào buồng lái táp vào da thịt bỏng rát, trong phút dây ấy Phạm Ngọc Sơn đã nhấn ga vút về phía trước rồi lao xe xuống sườn vực, mở đường cho đồng đội đưa xe và hàng tiến về phía trước, anh bật ra khỏi xe và ngất lịm nhiều giờ vì chất cháy Na Pan. Mãi sau đồng đội mới tìm được khi Phạm Ngọc Sơn khi chỉ còn thoi thóp thở. Phạm Ngọc Sơn mang biệt danh “Sơn Cháy ” từ đó.

 Kết thúc chiến tranh, khi trở về cuộc sống đời thường Phạm Ngọc Sơn không chỉ mang trên mình ba bốn vết thương thực thể, bị cháy Na Pan, được xếp hạng thương tật 2/4, Phạm Ngọc Sơn cũng bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh.  Không công thần,lại vào sự đãi ngộ của Nhà nước, thương binh Phạm Ngọc Sơn đã động viên, tập hợp nhiều đồng đội từng là chiến sỹ lái xe trong Quân đội trở về cùng góp vốn thành lập Xí nghiệp vận tải 27/7 huyện Đông Hưng.

Thương binh Phạm Ngọc Sơn ( mặc quân phục trắng ) hỗ trợ kinh phí mua xe lăn tặng đồng đội

Với Phạm Ngọc Sơn, giúp thân nhân liệt sỹ được gì thì phải hết sức tận tình, giúp đồng đội được gì thì phải chu đáo, nói phải đi đôi với làm, không lợi dụng việc làm nhân nghĩa mà làm đau thêm nỗi đau sau chiến tranh, làm hoen ố danh dự của người thương binh, danh dự cựu chiến binh Bộ đội Cụ Hồ! Khi cuộc sống khấm khá có chút dư dật Phạm Ngọc Sơn đã giành nhiều công của cho công tác thiện nguyện, tri ân đồng đội. Năm 2020, anh giành gần một trăm triệu đồng tham gia đấu giá được chiếc xe U Oát. Mua được chiếc xe, ông tiếp tục giành dụm tiết kiệm nhằm cải hoán xe thành xe chuyên dụng để hỗ trợ đưa đón hài cốt liệt sỹ trở về quê hương. Để công việc thiện nguyện có hiệu quả, cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn đã hiến tặng xe đó cho Hội Chiến sỹ thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Thái Bình và tham gia Câu lạc bộ Thiện nguyện Hỗ trợ gia đình liệt sỹ. Phạm Ngọc Sơn (Sơn Cháy) làm việc gì cũng tận tâm tận lực, đến tận nơi, hiểu từng hoàn cảnh và sẵn lòng giúp đỡ. Người viết bài này đã đi cùng Phạm Ngọc Sơn về thôn Bá Thôn, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng để thăm cụ Lê Thị Tươm (85 tuổi) là vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Dư (sinh 1938, nhập ngũ năm 1962, đơn vị C1, D1, hy sinh ngày 25/4/1964 tại chiến trường Miền Tây Tổ Quốc); cả chục lần khác đi cùng anh về các địa phương trong tỉnh để thực hiện “Thay lời tri ân” đón và đưa hài cốt liệt sỹ về nơi an nghỉ cuối cùng. Những bức ảnh chụp Phạm Ngọc Sơn “Sơn Cháy ” đưa xe về các thôn làng hỗ trợ gia đình liệt sỹ đã nói lên tất cả tấm lòng thiện nguyện của thương binh Phạm Ngọc Sơn - Một tấm lòng vàng . Thương binh, nạn nhân chất độc da cam Phạm Ngọc Sơn luôn tận tình, tận tâm Tri ân lit sỹ, hết lòng cho công việc thiện nguyện là tấm gương tiêu biểu của tỉnh Thái Bình và toàn quốc.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          CTV : Nguyễn Công Liêm

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chuyến đồng hành vì công lý cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Chuyến đồng hành vì công lý cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Tiếp tục hành trình vận động ủng hộ, đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam của Đoàn VAVA với một ngày làm việc dày đặc hoạt động, di chuyển vừa dài và vất vả từ Paris (Pháp), đến Bruxelles (Bỉ),  bằng mấy loại phương tiện giao thông công cộng để hạn chế chi phí, nhưng kết quả đạt được đã động viên tinh thần chúng tôi thật nhiều ... ...