• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Chuyện của người mẹ đơn thân ở Hà Tĩnh

Tỉnh Hà Tĩnh có hơn 2.900 nạn nhân gián tiếp bị ảnh hưởng chất độc Da cam/dioxin. Trong số đó, mỗi người một hoàn cảnh với tột cùng sự đau khổ mất mát bởi chất độc da cam đã ảnh hưởng đến thế hệ thư 3. Chị Trần Thị Hà, trú thôn Linh Trù, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân là một trong số hàng ngàn số phận ấy.

Những ngày đầu tháng 7, qua dòng Lam, chúng tôi tìm về thôn Linh Trù, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), hỏi nhà chị Trần Thị Hà, sinh năm 1954, mà ai cũng biết. Đứng trước mắt chúng tôi là 1 người phụ nữ tuổi thất thập nhưng thoạt nhìn còn nhanh nhẹn, nhưng ánh mắt vẫn hằn sâu bao khó khăn, vất vả của đời thường. Thấy sự thân thiện của khách, chị Hà trải lòng về cuộc đời mình mà tôi ngỡ như thước phim quay chậm. Chị Hà nhớ lại: Vào cái tuổi đẹp nhất của thời con gái, tháng 2 năm 1974, Trần Thị Hà tự nguyện viết đơn đi bộ đội, lúc ấy nhiều người can ngăn vì không chọn việc nhẹ nhàng lại vào nơi sinh tử cận kề. Hà được biên chế vào một đơn vị thuộc Quân Khu 5, đơn vị chị đóng quân ở Đắc Lắc. Trong thời gian chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường, không may Hà bị nhiễm chất độc Da cam/Đioxin lúc nào cũng không hay. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Hà và nhiều đồng đội khác may mắn xuất ngũ trở về với đời thường. Về quê ở độ tuổi “quá lứa lỡ thì”, Chị không thể kiếm nổi cho mình một tấm chồng để xây dựng chuyện trăm năm. Nhưng với bản năng người phụ nữ, chị khao khát được làm mẹ, mong có một mụn con để dựa dẫm lúc tuổi xế chiều.

\
Ngôi nhà của chị Hà ở thôn Linh Trù, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Thế rồi, một ngày Hà đi làm đồng về nghe tin có một cháu bé bị bỏ rơi ở ngoài chợ, hiện chưa có ai đến nhận. Chị Hà hớt hải bỏ quang gánh trên vai chạy ra và xin nhận về nuôi chăm bẵm như con ruột của mình, chị làm lụng vất vả để kiếm tiền mua sữa cho nó bú. Rồi vài ba năm trôi qua, khi đứa trẻ lớn lên một chút, có da có thịt, bập bẽ gọi chị bằng mẹ thì lại có người đến xin bế nó về nuôi, nói rằng đây là con họ đẻ ra. Thương con, nhưng nhìn lại hoàn cảnh của mình “nhà tranh vách đất, bốn cột là nhà, che nắng che mưa còn chưa đủ ấm nên chị cũng gạt nước mắt để con có mái ấm tình thương tốt hơn. Chị nghĩ dù sao mình cũng không có quyền giữ nó lại chịu khổ với mình được, con nó có quyền lựa chọn một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tình cờ, chị gặp một người đàn ông và hai người kết thân với nhau và đúng như tâm nguyện, giọt máu của người đàn ông ấy đang lớn dần trong cơ thể chị. Chị rất hạnh phúc, trông đợi từng ngày để được làm mẹ, để được nhìn con do mình đẻ ra. Nhiều hôm nhìn cái thai ngày một lớn dần trong bụng, một mình vật lộn với bao gian khó nhưng chị không biết mệt. Và chờ đợi 9 tháng 10 ngày rồi đứa trẻ cũng cất tiếng khóc chào đời, chị hạ sinh được một bé trai kháu khỉnh, lúc ấy, cả xóm ai cũng mừng cho chị. Từ nay, căn nhà lá đơn sơ có thêm tiếng cười con trẻ, người mẹ già không phải cười nụ cười héo hắt như trước, mà ánh lên niềm tin, hi vọng vào ngày mai. Chị đặt tên cho con là Trần Văn Sơn, mong ước con sau này dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa vẫn vững như núi rừng thiêng liêng của tình mẫu tử. Rồi đứa con trai của chị cũng dần lớn lên, khuôn mặt ngây thơ, kháu khỉnh, đáng yêu nhưng lại không thể bước đi và không chạy nhảy như những đứa trẻ cùng trang lứa được. Chị lại ứa nước mắt thương con, chỉ thầm mong cháu lớn lên mạnh khoẻ, dù phải ngồi trên chiếc xe lăn cũng được, chị biết, đó là hậu quả của chất độc da cam/dioxin.

\
Cháu ruột của chị Hà trông kháu khỉnh nhưng cháu bị bại não nằm một chỗ

Thời gian lặng lẽ trôi đi, cậu bé Sơn ngày nào cũng dần lớn, may cháu tuy bị dị tật bẩm sinh nhưng đầu óc vẫn bình thường, vẫn hiếu thuận với mẹ. Chị dù mang trong mình rất nhiều bệnh tật, sức khoẻ giảm sút theo thời gian, nhưng chị vẫn trằn ra đi làm, đi giữ con cho người ta và ai thuê gì chị đều làm hết, với mong muốn có ít tiền để trang trải cuộc sống cho con. Niềm vui rồi cũng đến với con trai chị, khi năm 2013, cháu xin mẹ lập gia đình, nay vợ chồng cháu cũng lần lượt sinh hạ hai đứa con trai, trong đó, cháu đầu bình thường, còn cháu thứ hai bị bại não, nằm một chỗ không biết gì, kể cả gọi mẹ. Thấu hiểu và chia sẽ khó khăn với chị, Hội nạn nhân chất độc da cam huyện Nghi Xuân phối hợp với Đảng uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc xã Xuân Liên kêu gọi, ủng hộ xây dựng cho gia đình chị căn nhà ngói cấp 4 để có nơi sinh hoạt gia đình thoải mái hơn, tránh mưa tránh nắng.

Chị Hà là một trong hàng ngàn nạn nhân da cam/Dioxin phải chịu ảnh hưởng đến thế hệ thứ 3. Chia tay chị mà lòng nặng trĩu, tôi thầm cầu chúc cho chị thật nhiều sức khoẻ, để làm chỗ dựa cho con cháu. Ông Nguyễn Minh Nguyên, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tỉnh này còn 7.500 NNCĐDC, trong đó nạn nhân gián tiếp là 2.900. Trường hợp cháu chị Hà là nạn nhân gián tiếp bị ảnh hưởng chất độc da cam đến thế hệ thứ 3 mà Nhà nước cần sớm nghiên cứu, điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho nạn nhân, giúp họ có cuộc sống ổn định khi những người thân của họ ngày càng tuổi cao, sức yếu.

Cát Tường (PV Bắc miền Trung)

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Trung tâm BTXH NNCĐDC Việt Nam kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập

    Trung tâm BTXH NNCĐDC Việt Nam kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập

    Sáng 26/4, Trung tâm BTXH NNCĐDC/dioxin Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập (28/4/2014 – 28/4/2024). Dự lễ kỷ niệm có: Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam; Thiếu tướng Đỗ Hồng Lâm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội; bà Đinh Thị Thụy, Trưởng phòng Người Khuyết tật, Cục Bảo ...