• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Gặp người con gái vùng biên

Đầu mùa đông, tôi cùng hai đồng đội trở lại chiến trường biên giới Phía Bắc năm 1979 Phong Thổ, Lai Châu. Chúng tôi được Đại tá Sùng Si Po, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Lai Châu; Trung tá Ngô Thanh Luận, nguyên Chủ tịch Hội CCB tỉnh Lai Châu (1990 – 2013); Đại tá Nguyễn Hữu Khôi, Chủ tịch Hội CCB thành phố Lai Châu; đồng chí Đỗ Anh Xuân, Chủ tịch Hội CCB cùng các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng tổ dân phố phường Tân Phong, thành Phố Lai Châu tiếp chúng tôi tại một “Địa chỉ đỏ”. Nơi đây là một cơ sở chăm sóc sức khỏe cho thương bệnh binh, thuộc khu vực Tổ 1, phường Đoàn Kết, TP. Lai Châu. Cơ sở được thành lập năm 2018, đến nay vừa tròn 5 năm. Các bệnh nhân được chăm sóc ở đây đa số là các đồng chí thương, bệnh binh qua các thời kỳ.

Bà Nguyễn Thị Bắc, Giám đốc cơ sở dẫn chúng tôi đi thăm các bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân đến điều trị tại đây đã khỏi bệnh, để lại ấn tượng sâu sắc trong chúng tôi, như: ông Nguyễn Văn Ngọ, sinh năm 1953, nhập ngũ tháng 2/1973, tham gia chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ), là thương binh, nạn nhân chất độc da cam đang hưởng chế độ mức 3. Khi mới đến điều trị, do tai biến, chân tay co quắp, sau một thời gian ngắn điều trị tại cơ sở đã đi lại bình thường. Cháu Chẻo Mĩ Uẩn, sinh năm 2004 từ lúc sinh ra không biết khóc, không nói, không nghe được; qua điều trị, đến nay cháu đã nói được, biết đọc, biết viết chữ số, hôm nay cháu cũng có mặt để kiểm tra định kỳ. Gặp bà Bùi Thị Lan, sinh năm 1964 ở Khu phố 2, thị trấn Mường Tè, là con gái liệt sỹ Bùi Quốc Hồ có chồng là Đào Xuân Thành, Công an thành phố Lai Châu bị tai biến nặng đi chữa nhiều nơi nhưng không hiệu quả; đến điều trị cơ sở ngày 24/9/2023, đến ngày 20/10/2023 thì đi lại bình thường không phải chống gậy. Đặc biệt, anh  Bùi Tiến Khương, sinh năm 1960, quê Thanh Hóa, nhập ngũ 03/1979 đã tốt nghiệp cao đẳng y học cổ truyền Hà Nội không may tham gia giao thông bị tai nạn, tai hoàn toàn không nghe được qua Facebook tìm hiểu anh đã đến cơ sở Bà Nguyễn Thị Bắc châm cứu, trị liệu sau một tháng nghe lại bình thường. Khỏi bệnh, anh xin làm tình nguyện viên giúp việc tại cơ sở…

Chia sẻ với chúng tôi bà Bắc nói: cơ sở chăm sóc sức khỏe thương bệnh binh của bà hng năm tiếp nhận từ 250 – 300 bệnh nhân. Trong 5 năm có trên 50 bệnh nhân từ các bệnh viện khác trả về nhà lại đến cơ sở này chữa trị, phục hồi trở về gia đình đều có thư cảm ơn. Nhiều bệnh nhân, gia đình chính sách khó khăn, cơ sở đã miễn phí. Hàng ngày có 05 – 10 nhân viên giúp việc chuyên môn với mức lương từ 5-7 triệu đồng/ tháng. Hàng năm cơ sở giúp đỡ thương bệnh binh và ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ biển đảo đồng bào bão lụt” hàng chục triệu đồng. Với kết quả đạt được và việc tích cực tham gia Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” của địa phương, cơ sở đã được cấp ủy, chính quyền địa phương tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Đoàn CCB chụp ảnh lưu niệm cùng bà Nguyễn Thị Bắc.

Đồng chí Sùng Si Po, Phó chủ tịch Hội CCB tỉnh chia sẻ: đây là mô hình “gia đình tình nguyện, cộng đồng tình nguyện” cần được tuyên truyền, khuyến khích. Tạm biệt Phong Thổ, Lai Châu - mảnh đất nằm chênh vênh giữa vùng núi đá hiểm trở với những nét chân sơ, mộc mạc, nghĩa tình của đồng bào dân tộc thiểu số, đường trở về không còn xa nữa. Mải miên man với những suy nghĩ về Nguyễn Thị Bắc – Người con gái vùng biên, tài giỏi, nghĩa tình và sự biến chuyển của mảnh đất vùng biên, hoàng hôn phố núi đã tới từ khi nào; trời đất như hòa quyện với nhau tạo nên khung cảnh đẹp mê hồn như một món quà tặng lữ hành khách phương xa.

                             Ngày 28  tháng 10  năm 2023

 Ngô Đức Thuận

Phó Chủ tịch Hội huyện Mê Linh, Hà Nội

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác