Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, rau sạch hay còn gọi là rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật an toàn trong việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, kiểm soát được đất trồng, nguồn nước,... nhằm giảm đến mức tối đa các chất có hại cho sức khỏe có thể còn tồn đọng như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.
Theo bác sĩ Mai, để nhận biết rau sạch không thể nhìn bằng mắt thường mà phải qua kết quả phân tích của phòng thí nghiệm. Có một số phương pháp để chọn lựa rau sạch, rau an toàn trên thị trường như: Nên tìm mua tại các cửa hàng chuyên kinh doanh rau san toàn, rau đạt tiêu chuẩn Việt Gap, Global Gap. Hiện nay trong các siêu thị đã có trưng bày các loại rau được trồng theo tiêu chuẩn Việt Gap. Dấu hiệu nhận diện đối với rau sạch là rau thường đựng trong bao bì, có nhãn hiệu rõ ràng; không nên mua các loại rau quá xanh mướt, toàn đọt non, rau có lá quá to, màu xanh đậm, có mùi lạ vì nguy cơ nhà sản xuất đã sử dụng chất kích thích tăng trưởng, bón nhiều phân đạm, không tuân thủ thời gian cách ly khi dùng hóa chất bảo vệ thực vật.
Chuyên gia khuyến cáo nên tìm mua rau tại các cửa hàng chuyên kinh doanh rau san toàn, rau đạt tiêu chuẩn Việt Gap, Global Gap, có tem, nhãn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Nguyễn Lê
Bác sĩ Mai khuyến cáo, để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng nên ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ các loại rau quả ăn tươi. Rau cần được rửa ít nhất 3 lần dưới vòi nước chảy và nên ngâm trước khi rửa và ngâm lại bằng nước muối sau khi rửa vì muối làm tăng quá trình hòa tan, khuếch tán các chất độc, đẩy chúng ra theo nước.
Chuyên gia khuyến cáo nên tìm mua rau tại các cửa hàng chuyên kinh doanh rau san toàn, rau đạt tiêu chuẩn Việt Gap, Global Gap, có tem, nhãn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Nguyễn Lê
Chia sẻ về kinh nghiệm bảo quản, vệ sinh rau sạch sẽ trước khi chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bác sĩ Đào Thị Yến Thủy cho rằng, trước khi chế biến cần rửa rau thật sạch gồm các bước: Nhặt bỏ lá vàng, rễ rau, rửa 1 lần cho sạch bùn, cát. Sau đó, ngâm ngập rau trong nhiều nước sạch (nước lã có thể thêm ít muối hoặc thuốc tím pha loãng) trong khoảng 15 - 20 phút để thuốc bảo vệ thực vật nếu còn tồn dư trên rau quả sẽ tan vào trong nước. Tiếp đó, rửa lại 2-3 lần cho đến khi nước trong mới đem chế biến. Đối với các loại rau lá lớn nên rửa dưới vòi nước chảy liên tục.
Về cách bảo quản rau, bác sĩ Thủy chỉ dẫn rằng nên mua rau, củ, quả tươi, sử dụng càng sớm càng tốt; sau khi rửa sạch rau, củ, quả để ráo nước rồi cho vào túi ni lông sạch cho vào ngăn mát tủ lạnh, riêng rau cần để ở tầng dưới cùng…
Nguyễn Lê
Bình luận