• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

NHỮNG ĐẢNG VIÊN “TRIỆU PHÚ DA CAM”

Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) đa phần là cựu chiến binh đã từng chiến đấu trên các chiến trường; trở về địa phương họ vừa phải vật lộn với những căn bệnh quái ác liên quan đến chất độc da cam/dioxin vừa phải bươn chải mưu sinh vì cuộc sống của bản thân và gia đình. Tuy vậy, trong số đó, có không ít NNCĐDC là đảng viên đã không gục ngã trước khó khăn, bệnh tật; bằng ý chí, nghị lực của mình họ đã mạnh mẽ, tự tin vượt khó vươn lên trở thành “triệu phú da cam” - đúng như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) đã biểu dương: “Nhiều NNCĐDC đã không đầu hàng số phận, kiên trì vượt khó vươn lên, làm chủ số phận, hòa nhập cộng đồng. Đây là những tấm gương để chúng ta phát động học tập trong toàn xã hội” 1 .

Trở về sau chiến tranh

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trở về với gia đình, địa phương, nhiều cựu chiến binh vừa là NNCĐDC vừa là thương binh, bệnh binh. Đến nay, phần lớn NNCĐDC là cựu chiến binh đã trên 60 tuổi, sức khỏe yếu, hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu nhưng vẫn nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, lạc quan, gương mẫu trong cuộc sống. Đặc biệt, trong số đó có không ít NNCĐDC là đảng viên, cựu chiến binh đã không đầu hàng số phận; dù cho sức khỏe bị giảm sút, thậm chí cơ thể không còn bình thường, nhưng nhờ có nghị lực phi thường họ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, vất vả của cuộc sống để có những trái ngọt của ngày hôm nay. Họ trở thành những tấm gương sáng về nghị lực, ý chí vươn lên trong “hành trình khát vọng”, làm giàu cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều người, rồi từ đó lan toả những điều tốt đẹp đến toàn xã hội.

Vượt qua nỗi đau trở thành triệu phú da cam

Gia đình có 4 NNCĐDC vẫn giàu có. Đó là gia đình ông Đinh Văn Phong ở xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Ông Phong sinh năm 1949, năm 1968 ông tham gia chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. Sau giải phóng miền Nam, ông xuất ngũ, năm 1977, từ vùng quê nghèo Thanh Hóa gia đình ông chuyển vào sinh sống tại xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất. Những ngày đầu ở vùng quê mới, gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn, không nhà, không việc làm, trong khi đó có 3 người con là NNCĐDC, song với ý chí, nghị lực của người đảng viên, cựu chiến binh, ông không nản chí, cùng vợ con quyết tâm vượt khó vươn lên. Ông tập trung đầu tư vào chăn nuôi bò để tận dụng những bãi cỏ tự nhiên. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và cần cù, chịu khó, đến nay gia đình ông đã có đàn bò gần 100 con, mỗi năm sinh sản được hàng chục con bê; ngoài ra còn chăn nuôi lợn, gà, vịt và một ao thả cá diện tích 1.000 m2. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông còn thu trên 300 triệu đồng. Không chỉ vượt qua khó khăn, làm giàu, ông còn là đảng viên gương mẫu, tích cực ủng hộ trong các đợt quyên góp của địa phương. Ông đã hỗ trợ cho công tác xóa đói giảm nghèo của huyện 3 con bò; đóng góp hàng chục triệu đồng vào quỹ của các tổ chức hội, như: Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội NNCĐDC/dioxin của xã… Nhiều năm, ông được chính quyền địa phương khen thưởng về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi.

Ông Đinh Công Làn chăm sóc vườn mía của gia đình

Làm giàu từ cây mía tím là mô hình của chủ gia trại, đảng viên, NNCĐDC, thương binh Đinh Công Làn, ở xóm Chùa Bụa, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Ông Làn nhiều năm liên tục được tôn vinh là hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, cấp huyện. Sau 18 năm trong quân ngũ, chiến đấu ở chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Lào, tháng 5/1984, ông phục viên. Về quê, ông tiếp tục tham gia công tác ở thôn, xã. Không cam chịu đói nghèo, năm 1986, ông Làn làm đơn xin Ủy ban nhân dân xã nhận khoán 3,2 ha đất đồi hoang để trồng keo. Khi có được ít vốn, ông chuyển 1 ha đất sang trồng mía tím. Sau vụ đầu thất bại, vụ mía tiếp theo, đất đã không phụ công người, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình ông Làn đã thu được gần 200 triệu đồng. Chủ động được vốn, ông mua thêm đất, mở rộng diện tích trồng mía tím từ 1,5 ha lên 2,5 ha và trồng 5.000 m2 cây ăn quả, như nhãn, bưởi da xanh, thu nhập từ 300-350 triệu đồng/năm. Là NNCĐDC mang trong mình nhiều bệnh, sức khỏe bị ảnh hưởng, ông Làn đã 4 lần “tưởng chết”; nhưng kỳ lạ là sau mỗi lần thập tử nhất sinh, ông đều sống lại, khỏe mạnh, lại hàng ngày vác cuốc, cầm dao ra vườn mía tím. Bản chất của “Bộ đội Cụ Hồ”, người đảng viên là vậy, không đầu hàng số phận, kiên trì vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống, ông là một tấm gương sáng cho mọi người học tập, làm theo.

Ông “Hai giỏi” là cái tên mà bà con xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk gọi thân mật ông Nguyễn Hùng Tương, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin xã. Vì ông giỏi cả trong công tác xã hội và làm kinh tế. Năm 1966, ông Tương tình nguyện đi Thanh niên xung phong, khi mới 17 tuổi; năm 1974 ông vinh dự được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Sau giải phóng, ông về quê (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam); năm 1980, ông làm Trưởng đoàn đưa 47 hộ dân của huyện đi xây dựng kinh tế mới tại thôn Điện Tân, xã Cư Pui. Khi mới đến vùng đất mới, cuộc sống của gia đình ông gặp nhiều khó khăn, bởi ông và 2 người con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, bệnh tật, ốm đau liên miên. Trên vùng đất mới, gia đình ông mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi bò, heo, kết hợp với trồng cà phê, khoai mì,… Đến nay, gia đình ông đã trở thành một điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Mỗi năm từ chăn nuôi, trồng trọt, gia đình ông thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Cùng với giỏi làm kinh tế, ông còn hoàn thành tốt chức trách Bí thư Chi bộ thôn Điện Tân, rồi Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cư Pui. Từ năm 2012 đến nay, ông là Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin xã Cư Pui. Là NNCĐDC sức khỏe có hạn, song trên bất cứ cương vị công tác nào, ông Nguyễn Hùng Tương cũng đều nêu cao phẩm chất người cán bộ, đảng viên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hơn 70 tuổi đời, gần 50 năm tuổi Đảng, ông vẫn là một tấm gương mẫu mực để bà con xã Cư Pui học tập, noi theo.

Ông Trần Tiến Thành Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Bình Thuận tham quan vườn cây cao su nhà ông Quý (ảnh: Danh Lư)

Gia đình có 4 đảng viên. Ông Võ Ngọc Quý mang trong người chất độc da cam/dioxin nên đau yếu thường xuyên. Đầu năm 1989, được sự nhất trí của chính quyền địa phương (thôn 1, xã Tân Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), gia đình ông cần cù sớm hôm vỡ đất hoang ở vùng bãi bồi ven khu lòng hồ của xã. Với 10 triệu đồng vốn được Hội NNCĐDC/ dioxin tỉnh cho vay, ông cất chòi, đào ao nuôi cá, trồng hoa màu; từ 5 sào vỡ hoang, đến nay tổng diện tích đất vườn của gia đình ông đã có hơn 3,5 ha được cấp sổ đỏ. Từ vùng đất chật, người đông Thái Bình vào vùng kinh tế mới nên ông quý trọng, tận dụng từng m2 đất. Ông dành 2 héc-ta trồng cao su, hiện đang thu hoạch; hệ thống chuồng trại chăn nuôi hơn 200 m2 thường xuyên có 20 con heo, cả trăm con gà, vịt; hơn 2.000 m2 ao nuôi cá bống, 1.000 m2 trồng hoa phong lan; phần còn lại trồng cây ăn trái như mít, xoài và các loại hoa màu khác. Mỗi năm gia đình ông thu về trên 300 triệu đồng. Mô hình VAC của người đảng viên, NNCĐDC Võ Ngọc Quý đã tạo bước đột phá trong Cuộc vận động “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi” ở xã Tân Hà, huyện Đức Linh. Cùng với làm kinh tế giỏi, gia đình ông gương điển hình Địa chỉ truy cập điện tử vào: dientudacam.vn Soá 11/2021 TAÏP chí da cam Vieät nam 25 còn nổi tiếng khi cả 4 người trong gia đình đều là đảng viên, trong đó 2 người con của ông đều là những đảng viên trẻ tích cực tham gia hoạt động ở địa phương, một cháu đang là chủ tịch xã. Mọi người đều nói ông có những thứ rất quý giá là ý chí quyết tâm không cam chịu đói nghèo và những đứa con ngoan.

Người đảng viên dám nghĩ, dám làm. Cũng như bao quân nhân khác, khi phục viên trở về quê hương, kinh tế gia đình NNCĐDC, đảng viên Nguyễn Trường Tam ở thôn Kinh Lương xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng còn rất nhiều khó khăn. Mặc dù vừa công tác tại xã, vừa chịu khó tăng gia cải thiện đời sống nhưng kinh tế cũng chỉ đủ ăn. Khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế thị trường khuyến khích tận dụng mọi nguồn lực để mở rộng, phát triển sản xuất, ông đã nhận thấy đây là cơ hội để thực hiện ước mơ mà ông đã ấp ủ bấy lâu. Ông mạnh dạn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và anh em đồng đội được hơn 700 triệu đồng để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi. Ban đầu ông nuôi 3.000 con gà thịt, sau đó mạnh dạn đầu tư thêm 300 triệu đồng nâng cấp, mở rộng chuồng trại nuôi 7.000 con gà thịt/ đợt. Từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi; đồng thời quy hoạch đất trồng cây ăn quả trên diện tích 4.200 m2 và xây thêm 1 trang trại, nâng tổng số gà thịt lên 10.000 con/lứa và đầu tư trồng 100 cây mít ăn quả, một ao thả cá với diện tích 5 sào. Trang trại của ông luôn tạo việc làm ổn định cho 4 lao động tại địa phương với thu nhập 5 triệu đồng/người/ tháng. Trừ các khoản chi phí và trả công lao động, hàng năm thu nhập bình quân của gia đình ông đạt trên 200 triệu đồng.

Tấm gương sáng về nghị lực vượt khó vươn lên. NNCĐDC Tạ Hưng Yên sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Năm 1968, theo tiếng gọi của Đảng, ông xung phong nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở Đường 9 - Nam Lào, rồi vào chiến trường miền Đông Nam bộ. Năm 1974, ông xuất ngũ trở về địa phương với cơ thể bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Đến năm 1984, ông cùng gia đình đi xây dựng kinh tế mới ở thôn Đắk Tin, xã Đắk Ngọk, huyện Đắk Hà, tỉnh Đắk Lắk. Tận dụng nguồn lực đất đai màu mỡ, ông mở rộng sản xuất. Chỉ sau 10 năm lập nghiệp ở vùng đất mới, gia đình ông đã xây dựng được mô hình kinh tế VAC khép kín cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ năm 2015, ông mạnh dạn đầu tư mua bò sinh sản, gà thả vườn và nuôi nhím giống. Với mô hình kinh tế này đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập sau khi trừ chi phí còn trên 200 triệu đồng mỗi năm. Đến nay, dù đã 73 tuổi đời, 50 năm tuổi Đảng, nhưng ông Hưng còn đầy nhiệt huyết. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, ông còn tích cực hỗ trợ, giúp đỡ những bà con có hoàn cảnh khó khăn trong thôn, xã về vốn và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Ông trở thành tấm gương điển hình được cấp ủy, chính quyền nêu gương, khen thưởng, nhân dân trên địa bàn quý mến.

Ông Đức chăn nuôi giỏi. Về xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình hỏi về “Ông Đức chăn nuôi” ai cũng biết. Bởi ông là NNCĐDC, đảng viên có trang trại lớn nhất nhì xã. Với ý chí, nghị lực của người lính có 4 năm chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị đầy gian khổ, ác liệt, khi trở về địa phương ông đã quyết tâm làm giàu bằng chính nghề nông “gia truyền” trên quê hương mình. Cơ hội đến với ông khi Nhà nước có chính sách mới về đất đai. Ông mạnh dạn thuê khoán 3.500m2 đất để đầu tư phát triển mô hình “trang trại tổng hợp”; trong đó sử dụng 1.500m2 mặt nước để nuôi thủy sản, 2.000m2 chăn nuôi lợn Sibi (trong đó có 500m2 chuồng để nuôi lợn nái, 1.500m2 để nuôi lợn thịt). Hiện nay, gia đình ông thường xuyên có khoảng 1.000 đầu lợn, trong đó có 100 lợn nái và lợn đực phối giống, 900 con lợn thịt. Tổng thu nhập từ năm 2019 đến 3/2021, trừ chi phí còn thu hơn 3 tỷ 680 triệu đồng. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho từ 3 – 5 lao động, gương điển hình 26 Soá 11/2021 TAÏP chí da cam Vieät nam Địa chỉ truy cập điện tử vào: dientudacam.vn mức lương từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng. Với những thành tích đó, ông đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và các cấp huyện, xã tặng nhiều bằng khen, giấy khen về sản xuất kinh doanh giỏi.

Hơn 70 tuổi đời, 50 tuổi đảng vẫn hăng say làm kinh tế. Đó là tấm gương của Cựu chiến binh, Chi hội trưởng Chi hội NNCĐDC/dioxin Nguyễn Văn Hùng ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Những năm chiến tranh, ông Hùng công tác, chiến đấu tại Đoàn 770, ở chiến trường miền Đông Nam bộ. Năm 1976, ông chuyển ngành về công tác tại quê hương. Không khuất phục trước đói nghèo, với bản chất, ý chí, nghị lực của “Bộ đội Cụ Hồ” ông mạnh dạn đầu tư, chăn nuôi từ 250 đến 300 con ngan và 350 đến 400 con gà đẻ trứng, trên 500 vịt thương phẩm/lứa. Nhờ kiến thức, kinh nghiệm được áp dụng nên đàn ngan, gà của ông thường đạt hiệu quả cao; hằng năm xuất bán thịt thương phẩm, trừ chi phí cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Bí thư Đảng ủy xã với khát vọng làm giàu cho quê hương. Thương binh, NNCĐDC La Văn Bằng, sinh năm 1953, dân tộc Tày, trú tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai quyết tâm làm giàu bắt đầu từ sự trăn trở, suy nghĩ: quê hương còn nhiều người nghèo quá, ngay cả mình là Bí thư Đảng ủy xã mà còn nghèo thì lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế như thế nào đây? Hơn nữa sống ở vùng rừng núi, đất rộng thì tại sao không phát huy được thế mạnh đó?... Vì thế, khi cơ chế mới mở ra, ông quyết định nhận đất giao khoán của địa phương để làm trang trại chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và trồng cây lấy gỗ,... Hiện nay gia đình ông có hàng chục con trâu, bò; có đàn dê và gia cầm hàng trăm con. Cùng với đó, ông còn triển khai trồng cây măng sặt, chăm sóc 2 ha vườn rừng,… mỗi năm đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiện nay, tổng thu nhập từ trang trại của gia đình ông mỗi năm đạt gần 200 triệu đồng. Thành quả mà ông La Văn Bằng đạt được đã khẳng định ý chí của một đảng viên, thương binh, NNCĐDC không đầu hàng số phận, kiên trì vượt khó vươn lên, trở thành tấm gương sáng ở một vùng quê nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lào Cai. Mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông được nhiều người dân trên địa bàn học tập, làm theo.

*

* *

Những tấm gương trên chỉ là số ít trong hàng nghìn NNCĐDC đã và đang nỗ lực vượt lên số phận, làm giàu cho gia đình và xã hội. Mỗi tấm gương có hoàn cảnh khác nhau, điều kiện khác nhau, ở các miền quê khác nhau, song họ giống nhau là cùng có một thứ vũ khí “đặc biệt” là khát vọng làm giàu và nghị lực, ý chí vươn lên của người lính để tiến công và chiến thắng “giặc” đói nghèo. Đáng trân trọng hơn, dù ở hoàn cảnh nào, những đảng viên, cựu chiến binh, NNCĐDC đó vẫn giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, đạo đức của người đảng viên, gương mẫu trong cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, đi dầu trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Họ vừa là NNCĐDC, vừa là nhà tài trợ, người đồng hành với cấp ủy, chính quyền địa phương để ủng hộ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó vơi bớt khó khăn, vất vả, từng bước vươn lên. Họ là những tấm gương đang thắp sáng, tiếp thêm động lực không chỉ cho NNCĐDC mà còn cho nhân dân trên địa bàn.

Những đảng viên “triệu phú da cam” đó là những hình ảnh sinh động nhất trong việc thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”; với mục tiêu “từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho NNCĐDC ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, không để ai bị bỏ lại phía sau”./

Chu Út -Trần Đình

1 - Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc trong buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Trung ương Hội NNCĐDC/ dioxin Việt Nam 07/8/2018.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    MÙA XUÂN NGUYÊN VẸN…

    MÙA XUÂN NGUYÊN VẸN…

    Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Nhân đạo Quốc gia 1400 và App thiện nguyện MBBank tổ chức phát động Chiến dịch Tết vì nạn nhân chất độc da cam với chủ đề “Những mùa xuân nguyên vẹn”. Với ...
    Nhiệm kỳ 2018-2023, Hội tỉnh Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc mục tiêu nhà kiên cố cho nạn nhân

    Nhiệm kỳ 2018-2023, Hội tỉnh Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc mục tiêu nhà kiên cố cho nạn nhân

    Ngày 24/12/2024, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự Đại hội có: Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam; ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng ban TC-CS Trung ương Hội; bà Nguyễn Thị Kim Nhàn, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại biểu ...