• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nước mắt Mẹ không còn bởi nổi đau da cam

Đức Linh còn có rất nhiều gia đình phải gánh chịu sự thiệt thòi bởi nỗi đau da cam, số gia đình có 2- 4 người là NNCĐDC nhiều nhất tỉnh Bình Thuận; số NNCĐDC dị dạng đặc biệt nhiều nhất tỉnh; trong số họ có những tấm gương điển hình tự vượt lên chính mình.

Bà Phạm Thu Hà CT Hội NNCĐDC/dioxin huyên Đức Linh, Bình Thuận thăm NNCĐDC xã Nam Chính

Trở lại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận sau một thời gian dài tôi chưa có dịp ghé về. Trong chiến tranh, Đức Linh là một vùng kháng chiến, căn cứ địa cách mạng của lực lượg vũ trang tỉnh Bình Thuận; là vùng trọng điểm hứng chịu bởi sự trải thảm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng ở Việt Nam từ 1961 -1971. Là huyện có truyền thống cách mạng, giờ đây diện mạo của huyện đổi mới vượt trội so với nhiều nơi khác, hệ thống điện, đường, trường, trạm khang trang hiện đại; hệ thống giao thông bê tông hóa 100%, đèn đường chiếu sáng phủ kín cả huyện; camera an ninh được lắp đặt hầu hết các trục đường chính, đặc biệt đâu đâu cũng có cờ Tổ quốc, nhà nhà đều có ảnh Bác Hồ.

Ông Bùi Thế Anh và con gái Bùi Mai Kỷ (1985)

Nhưng đằng sau sự đi lên của huyện nhà, Đức Linh còn có rất nhiều gia đình phải gánh chịu sự thiệt thòi bởi nỗi đau da cam; số gia đình có 2- 4 người là NNCĐDC nhiều nhất tỉnh; số NNCĐDC dị dạng đặc biệt nhiều nhất tỉnh; trong số họ có những tấm gương điển hình tự vượt lên chính mình.

Đến số nhà 32, đường 16, thôn 3, xã Mê Pu, xã Anh hùng của huyện, tôi ghé gia đình ông, bà Bùi Thế Anh (1948) quê Đô Lương Nghệ An; Cao Thị Hồng (1948) quê huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ông kể. “Tôi đi bộ đội năm 1968 -1983 , ròng rã 16 tham gia ở mặt trận Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), Hoài Đức; Bắc Ruộng; Ma Lâm (Bình Thuận); vợ là Thanh niên xung phong thuộc tiểu đội TNXP Anh hùng của tỉnh Quảng Bình. Hiện vợ chồng có 5 người con (3 trai, 2 gái), nhưng 02 đứa con Bùi Thị Mai Kỷ (1985); Bùi Thế Thủy (1989), 01 đức cháu đích tôn Bùy Thế Duy Bảo (2017) và 02 vợ chồng tôi bị nhiễm chất độc da cam. Đặc biệt tôi khổ nhất với đứa con gái Bùi Thị Mai Kỷ (1985), cháu thông minh, sáng sủa ham học bị liệt hai chân, ròng rã 15 năm cõng con đi hoc. Giờ cháu tự mở được tiệm may quần áo, tự nuôi sống mình và hạnh phúc nhất cháu đã có một đứa con gái tên Bùi Gia Hân, 8 tuổi học lớp 3 xinh xắn, ngoan ngoãn.

Bà Bùi Thị Thuận và con Nguyễn Bình Minh (1978)

Ở độ tuổi thất thập cổ lai hy, ông bà Bùi Thế Anh và Cao Thị hồng luôn ước mơ có được một giây nghĩ ngơi, được nhìn những đứa con, cháu mình không đau đớn quằn quại, để nếu sau này lỡ nằm xuống, cô con gái, thằng con trai và đứa cháu đích tôn của ông bà (6 tuổi rồi mà không biết nói) bị nhiễm chất độc da cam không biết có thể tự chăm sóc bản thân mình được? Mong muốn của ông , bà Bùi Thế Anh cũng là giấc mơ chung của biết bao gia đình có chồng , con, cháu là nạn nhân mang nỗi đau da cam tại huyện miền núi Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Những gia đình sinh con không lành lặn.

Ông Phan Tiến Lực CT Hội NNCĐDC/dioxin xã Tân Hà và Bà Trần Thị Hai cùng con gái Lê Thị Liễu( 1981), cháu Lê Nguyễn Yến Nhi (2022)

Đến Thôn 1, xã Tân Hà, huyện Đức Linh, Bình Thuận, gặp ông Phan Tiến Lực (1947) CCB , chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin của xã dẫn tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Bốn (1945); bà Bùi Thị Thuận (1956) quê huyện Hưng Hà, Thái Bình có 2/6 người con bị nhiễm chất độc hóa học, đặc biệt đứa con trai đầu Nguyễn Bình Minh (1978) bị dị dạng người co quắp vo tròn, bà Thuận buồn rầu kể lại hoàn cảnh của mình.

“Năm 19 65, chồng bà đi bộ đội vào miền Nam chiến đấu, năm 1975 được phục viên về quê, năm 1977 hai ông bà cưới nhau sau một năm ông bà có đứa con trai đầu lòng; niềm vui chưa trọn vẹn, nước mắt đã trào khi bà hạ sinh ra đức con dị dạng. Một tuần đầu cháu không có một tiếng khóc, đến tuần thứ 2 cháu bắt đầu khóc và khóc suốt một năm trời ròng rã”. Bà thương con mà khóc không còn một giọt nước mắt. Rồi ông bà lần lượt sinh thêm 5 người con, trong đó cháu út lại bị nhiêm chất độc da cam.Dừng lại một chút, bà Thuần kể. “Đến giờ hơn 44 tuổi nhưng cháu vẫn cứ ngo ngoe một chổ”.

Do bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, sức khỏe của vợ chồng ông Bốn, bà Thuần đã suy giảm, thường xuyên đau ốm và không làm được việc gì nặng. “Vợ chồng tôi ao ước được ai đó giúp đỡ bớt nổi cơ cực cho cháu khi vợ chồng tôi không còn”, bà khe khẽ khóc, thở dài bày tỏ. Tại thôn 2 xã Tân Hà, còn có một hoàn cảnh đặc biệt khác là trường hợp cháu Lê Thị Liễu (1981) con của vợ chồng bà Trần Thị Hai ( 1950)……. (Thừa Thiên Huế). Bản thân chồng bà là nạn nhân chất độc dioxin đã qua đời. Để lại cho bà một người con gái sinh ra lành lặn, xinh đẹp nhưng hai bàn tay; hai bàn chân không có. Sau nhiều năm đấu tranh với mặc cảm của bệnh tật cháu …. Bà ước ao cho con gáitự kiếm một đứa con để an ủi về sau. Nhưng mọi mong ước của bà Hai và cháu Liễu không được toại nguyện. Gặp anh nguyễn Quốc Vũ (1978) quê Thủ Thừa, Long An hai người sinh hạ được một bé gái thật xinh đẹp nhưng tứ chi hoàn toàn giống như mẹ. Không có bàn tay, bàn chân. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều phải trông cậy vào người “chồng” và người mẹ già ốm yếu.

Theo bà Phạm Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Đức Linh cho biết , toàn huyện có 642 bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó có 365 nạn nhân trực tiếp, 277 người gián tiếp, đã có 112 người được hưởng chế độ phụ cấp NNCĐDC; 330 người hưởng chế độ bảo trợ xã hội.

Huyện Đức Linh đã ghi nhận có trường hợp di truyền đến đời cháu, chắt. Thậm chí, nhiều gia đình còn mất giống nòi. Họ là những người mẹ nghèo nhất trong số những người mẹ nghèo, đau khổ nhất trong số những người mẹ đau khổ. Họ không còn nước mắt vì họ đã khóc suốt đời bởi nỗi đau chất độc da cam.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Nghị lực vượt khó của chàng sinh viên da cam

    Nghị lực vượt khó của chàng sinh viên da cam

    Chiến tranh đã đi qua gần một nửa thế kỷ, nhưng những di chứng của chất độc da cam/dioxin vẫn tồn tại qua nhiều thế hệ. Ðiều đáng ghi nhận, bằng ý chí và nghị lực, nhiều NNCĐDC đã vượt lên nỗi đau, nỗ lực phấn đấu, trở thành những người ...