• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Phóng sự ảnh "Môi trường vẫy gọi các anh"

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc hơn 45 năm, nhưng hậu quả mà nó để lại thật khủng khiếp.

Theo số liệu được công bố tại Hội thảo quốc tế đánh giá tác hại của chất độc hóa học Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội (tháng 8/2016), quân đội Mỹ đã sử dụng gần 80 triệu lít chất diệt cỏ, trong đó 61% là chất da cam, chứa 366kg dioxin- một chất độc hại nhất trong các chất độc mà con người biết đến. Bên cạnh việc sử dụng các chất diệt cỏ, Quân đội Mỹ còn ném vào lòng đất hàng nghìn tấn chất độc CS và các phương tiện, bom đạn có chứa chất độc CS, trong các kho vũ khí của chúng để lại còn rất nhiều loại đạn và các phương tiện có chứa chất độc hại như CS… Sẽ còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể xử lý hết số đất bị nhiễm đi-ô-xin cũng như các loại phương tiện, đạn, dược chứa chất độc CS.

Từ nhiều năm nay, Bộ đội Hóa học đã vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm để có mặt ở các vùng đất nhiễm độc, kho đạn chứa chất CS còn sót lại để thực hiện việc xử lý loại chất độc chết người này. Việc xử lý chất độc này đòi hỏi một lượng kinh phí lớn và kỹ thuật rất phức tạp. Tôi đi theo các anh và đã ghi lại được hình ảnh công việc đặc biệt nguy hiểm và vất vả này của các cán bộ thuộc Viện Hóa học môi trường quân sự trong đợt xử lý chất độc CS tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây.

Vào giữa mùa Hạ, dưới cái nắng miền Trung oi bức, trong bộ quần áo bảo hộ nóng đến 38, 40 độ C, các chiến sĩ vẫn miệt mài thu gom từng thùng, can chất độc; cần mẫn, chuẩn xác từng động tác để tách được chất độc ra khỏi thân quả đạn. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi do bởi đạn có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Rất nhiều quả đạn sau khi được đưa lên khỏi mặt đất đã rỉ sét hoàn toàn, vì thế nó trở lên rất nguy hiểm do có thể phát nổ. Các chiến sĩ phải rất cẩn thận, từng động tác tách chất độc tỷ mỉ mới có thể hoàn thành công việc. Công việc của các anh đã kéo dài nhiều năm nay. Mặc dù nguy hiểm, kinh phí đảm bảo còn hạn chế, nhưng vượt lên tất cả là lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, sự chấp nhận hy sinh để đổi lấy bình yên cho Tổ quốc, hạnh phúc cho người dân, đó cũng là tâm nguyện của Bộ đội Hóa học.

Đào xúc đưa các phương tiện, đạn dược, thùng, can... có chứa chất độc CS đã bị rỉ sét để dưa về phân loại chờ xử lý.

Khu vực xử lý chất độc CS bằng lò đốt 2 cấp do cán bộ Viện Hóa học môi trường quân sự nghiên cứu và chế tạo.

Thu gom vỏ thùng phuy và bao chứa chất độc CS để phân loại và tập kết về nơi xử lý

Thu gom chất độc trong các hầm chứa đã bị lấp dưới lòng đất nhiều năm

Thu gom, phân loại để xử lý.

Các cán bộ cần mẫn bóc tách từng quả đạn chứa chất độc ra khỏi dàn phóng để đưa đi xử lý.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội nghị Trao đổi kinh nghiệm công tác hội của 26 tỉnh, thành Hội phía Bắc, năm 2024

    Hội nghị Trao đổi kinh nghiệm công tác hội của 26 tỉnh, thành Hội phía Bắc, năm 2024

    Ngày 27/3, Hội NNCĐDC/dioxin 26 tỉnh, thành phía Bắc đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác hội tại tỉnh Hải Dương. Dự hội nghị có: Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam; các đồng chí Phó Chủ tịch TWH; ông Nguyễn Đức Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương; ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ...