• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Về thăm lại nữ Anh hùng LLVTND Pham Thị Mai

về lại mảnh đất xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận anh hùng (xã có 928 liệt sĩ và thương binh)

Những ngày cuối tháng 7 năm 2022, về lại mảnh đất xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận anh hùng (xã có 928 liệt sĩ và thương binh) đâu đâu cũng thấy người dân tất bật lo chỉnh trang nhà cửa như ngày tết để đón con cháu, khách tỉnh, khách huyện đến thăm gia đình nhân ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7). Trên các nẻo đường, ngõ xóm, khách lạ, khách quen tay bắt mặt mừng chào hỏi nhau ríu rít. Trên con đường chính dẫn vào trung tâm xã, cờ hoa rực rỡ, cứ cách 100 mét có một băng ron với dòng chữ “Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022). Chị Phạm Thị Mỹ Linh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hàm Liêm, người đầu tiên tôi gặp tại Văn phòng UBND xã. Chị Linh dẫn tôi qua nhà truyền thống của xã, chị chỉ cho tôi xem hình ảnh những cô chú đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong đó có nhiều người thân của gia đình chị đã để lại một phần xương máu trên mảnh đất này. Giờ đây, lớp trẻ các chị không quên được những hy sinh mất mát to lớn của các thế hệ đi trước để giành lại độc lập - tự do cho đất nước như hôm nay.

Về thăm lại nữ Anh hùng LLVTND Tám Tiệm
Anh hùng LLVTND, Phạm Thị Mai (Tám Tiệm)

Chỉ cho tôi xem tấm hình một người phụ nữ, với đôi mắt sáng ngời, ngực đeo đầy huân, huy chương, đây là nữ Anh hùng LLVTND, Phạm Thị Mai (Tám Tiệm), sinh năm 1947, thương binh 1/4, nạn nhân chất độc da cam. Bà Mai bị cụt 2 chân, ngồi xe lăn, nhưng dường như không có cuộc lễ nào bà vắng mặt. Gần đây bà bị tai biến, liệt nửa người, không đi lại được. Với trách nhiệm là chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị luôn cùng các đoàn thể khác đến thăm, động viên bà Mai. Phân công người hỏi thăm sức khỏe của bà để chăm sóc kịp thời. Rồi chị bảo con gái thứ hai của bà Mai, một viên chức của xã dẫn tôi về nhà thăm bà Pham Thị Mai (Tám Tiệm), 75 tuổi.

Về thăm lại nữ Anh hùng LLVTND Tám Tiệm

Khác với lần trước (năm 2017), tôi về thăm bà, lần này bà không dậy nổi, nằm trên giường bà Mai kể: “Năm 1969, hầm bí mật Phú Bình bị lộ, địch liền bao vây. Dưới đất có bộ binh, trên không có máy bay trực thăng yểm trợ. Sau hơn nửa giờ địch tổ chức tấn công, những loạt đạn trung liên, M79 từ mọi phía bắn xối xả vào khu vực hầm. Trên không, máy bay bắn roocket không ngớt, hòng biến nơi đây thành tro bụi. Đội công tác của chúng tôi lúc ấy có 5 nam và một mình tôi là nữ được trang bị 2 tiểu liên và 3 quả lựu đạn đã chống trả quyết liệt, quyết không đầu hàng địch. Vì lực lượng địch bao vây quá đông nên tất cả anh chị em đều bị thương hoặc hy sinh. Tôi sau khi vượt ra khỏi hầm thì bị một loạt đạn của địch bắn bị thương cả hai chân, tôi bị địch bắt. Sau những ngày tra tấn địch không khai thác được tin tức gì chúng đã dùng cưa thép cắt bỏ đôi chân của tôi (Ba lần cắt). Bây giờ căn hầm không còn nữa, trên nền cũ là rặng tre nẩy mầm xanh ngắt. Các chiến sĩ đội công tác của bà đã để lại một phần xương máu và thi thể của mình tại đó. Cũng chính căn hầm ấy đã đúc ý chí, nhiệt huyết cách mạng của người Cộng sản”. Sau hồi xúc động, bà kể tiếp, sau giải phóng bà được về thăm gia đình (nhà có 7 anh, chị em, anh trai thứ 4 hy sinh năm 1970, hiện giờ chỉ còn 3 chị em gái). Năm 1983, được gia đình và đồng đội mách mối, bà xin được cháu bé 3 ngày tuổi ở nhà thương đưa về nuôi dưỡng đó là Phạm Thị Yến Lan, nay cháu đã có gia đình và 1 cháu gái 20 tuổi. Năm 1994 bà và ông Trịnh Đình Thắng, cán bộ chính sách của tỉnh đội nên duyên vợ chồng. Hai người có với nhau một người con gái, tên Phạm Thị Yến Ly.

Về thăm lại nữ Anh hùng LLVTND Tám Tiệm
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thăm bà Phạm Thị Mai (đầu năm 2021)

Người phụ nữ phi thường

Trao đổi với tôi, ông Nguyễn Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm cho biết: bà Phạm Thị Mai, thương binh 1/4 nhưng bà không hề đòi hỏi gì của Đảng và Nhà nước, bà tự tăng gia sản xuất, nuôi heo, làm ruộng để nuôi 2 con khôn lớn, một người nay là viên chức của xã. Năm 2000, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cũng năm ấy bà quyết định xây lại căn nhà cấp 4 cũ bằng ngôi nhà mới khang trang với diện tích 140 m2, ngoài trợ cấp 25 triệu đồng tiền chính sách, còn lại bằng chính tiền mồ hôi, nước mắt của bà đã dành dụm được.

Trường hợp bà Phạm Thị Mai là trường hợp hết sức đặc biệt; giờ bà phải nằm một chổ, con cái bà kinh tế cũng khó khăn, nên chính quyền địa phương hết sức qua tâm, chăm sóc bà cả tinh thần và vật chất.

Tình cờ tôi gặp lại người chỉ huy năm xưa, Đại tá Nguyễn Thành Tâm, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận, Ông Tâm cho biết: Hàm Liêm là địa bàn nằm trong khu tam giác, cửa ngõ vào thị xã Phan Thiết. Thời nào ở đây cũng chứng kiến những ngày tháng vui, buồn lẫn lộn. Ruộng gò đất cát, ít đồng sâu, nắng hạn đồng khô, cỏ cháy, cái đói, cái nghèo ập đến. Thời kháng chiến chống Mỹ hầu như không có mảnh ruộng, mảnh vườn nào không bị đạn cày, bơm xới, không có ngôi nhà nào nguyên vẹn ... Thế nhưng, một xã không quá 6.000 dân, khi kết thúc chiến tranh đã có tới 712 chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống, có gia đình từ 3-5 người con hy sinh; có 216 thương, bệnh binh còn mang trong mình nhiều thương tích và di chứng bom đạn, chất độc hóa học da cam. Người có công với cách mạng chiếm hơn 20% dân số .... Từ những mất mát, đau thương, mảnh đất kiên trung này có 150 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Với sự hy sinh và cống hiến ấy, xã Hàm Liêm đã được phong tặng Đơn vị Anh hùng LLVTND vào năm 1972. Truyền thống cách mạng đó là niềm tự hào đã và đang hun đúc ý chí cho thế hệ trẻ hôm nay ở Hàm Liêm năng động, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới.

Truyền lửa cách mạng đến với thế hệ trẻ ngày nay.

Những ngày tháng 7 lịch sử thế hệ trẻ Hàm Liêm phát động học tập, noi theo những tấm gương kiên trung, dũng cảm trong chiến đấu như bà Phạm Thị Mai, thương binh 1/4, bây giờ là nhân chứng sống góp phần giáo dục thế hệ trẻ. Truyền thống cách mạng ngày ấy luôn thôi thúc thế hệ trẻ góp phần xây dụng quê hương giàu đẹp. Những năm gần đây toàn xã Hàm Liêm có 940 người được công nhận “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”

Anh của Ông Nguyễn Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm cho biết thêm: “Sau ngày giải phóng, Hàm Liêm là vùng đất cực kỳ khó khăn, hơn 500 hộ dân từ bàn tay trắng đi lên. Thế nhưng, cái hào khí cách mạng, truyền thống của xã anh hùng những năm đánh Pháp, chống Mỹ đã thôi thúc con người Hàm Liêm kiên định năng động, sáng tạo trong công cuộc xây dựng quê hương. Cùng với các chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc nói chung, xã Hàm Liêm nói riêng đã giúp người dân có điều kiện phát triển sản xuất và làm giàu trên mảnh đất sỏi đá năm xưa. Sau 10 năm đăng ký xây dựng nông thôn mới, giờ đây đã trở thành hiện thực. Thật vậy, bộ mặt nông thôn của vùng quê cách mạng đã thay da, khởi sắc toàn diện. Có thể nói, trong chiến tranh, người Hàm Liêm kiên cường, dũng cảm đánh giặc, hôm nay trên mảnh đất anh hùng ấy đã xây dựng thành công xã nông thôn mới. “Chất” người Hàm Liêm ngày ấy đang được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp ngày nay./.

Danh Lư

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Cội nguồn đoàn kết dân tộc

    Cội nguồn đoàn kết dân tộc

    Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch), người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về cội nguồn, bởi từ bao đời nay, trong tâm thức của "con Lạc cháu Hồng", Hùng Vương là vị vua ...
    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Sáng 16/4, tại thành phố Vinh, 2 tỉnh Nghệ An và Ulyanovsk (Liên bang Nga) phối hợp Thành ủy, UBND thành phố Vinh, trang trọng tổ chức Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin, một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hữu ...