Mặc dù đã lùi vào dĩ vãng, nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành trên đất nước Việt Nam cách đây gần nửa thế kỷ vẫn còn hết sức nặng nề. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Quân đội Mỹ đã trút xuống hai miền Nam, Bắc Việt Nam một khối lượng bom lớn hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào do Mỹ thực hiện trước đó. Cuộc khủng bố đẫm máu ở Mỹ Lai, B52 rải thảm ở Khâm Thiên và chiến dịch phun rải chất độc da cam trên một diện tích rộng trong 10 năm, chỉ là số ít trong hàng nghìn tội ác mà Quân đội Mỹ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam. Có lẽ, dã man nhất là việc quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam/dioxin phun rải xuống các chiến trường miền Nam Việt Nam. Những hậu quả của chất dioxin đối với người Việt Nam đến nay vẫn còn hết sức nặng nề với khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, 3 triệu người là nạn nhân và 150.000 trẻ em bị dị dạng, dị tật ngay từ khi mới sinh ra. Hậu quả bi thảm này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ?
Hình ảnh máy bay Mỹ phun rải chất độc hóa học tại miền Nam Việt Nam
Thật vậy, trên toàn nước ta hiện nay có rất nhiều NNCĐDC, nhiều gia đình có 2 đến 3 thế hệ phải chịu đựng nỗi đau da cam, có những gia đình chỉ có một người phải gánh chịu tất cả công việc của gia đình vì cả gia đình đều bị nhiễm chất độc da cam. Như vậy, để thấy rằng nỗi đau da cam để lại là vô cùng lớn.
Một số nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam
Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn nhiều cá nhân điển hình vươn lên bằng ý trí và nghị lực, không cam chịu số phận bằng cách vươn lên, vượt qua chất độc da cam, không để mình là gánh nặng của gia đình và xã hội. Thông qua đó, hôm nay tôi muốn nói đến cô Cao Hồng Thuận và Ông Võ Văn Dốt, là cựu chiến binh từng tham gia cách mạng sau khi hòa bình lập lại ông bà trở về địa phương sinh sống; trở về với cuộc sống đời thường, mang theo di chứng của CĐDC, Cựu chiến binh Võ Văn Dốt (sinh năm 1957, ngụ xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình) phải nỗ lực rất lớn để hòa nhập với cuộc sống.
Tham gia chiến đấu trong lực lượng công an vũ trang xã, sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ông Dốt xin nghỉ làm và lập gia đình. Điều ông không ngờ là trong những ngày chiến đấu ông đã bị nhiễm CĐDC. Chất độc da cam đã ngấm ngầm tàn phá cơ thể ông, gây ra bệnh thoái hóa khớp; căn bệnh quái ác này còn di truyền sang người con trai út; khi sinh ra, một bàn tay của con ông bị teo nhỏ, kèm theo là bệnh động kinh.
Dù bị nỗi đau CĐDC hành hạ, nhưng ông vẫn sống rất gương mẫu, được người dân yêu quý, kính trọng bởi đức tính gần gũi, đầy trách nhiệm với cộng đồng. Ông còn là tấm gương trong lao động sản xuất ở địa phương.
Cô Cao Hồng Thuận (sinh năm 1952, ngụ xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình) tình nguyện tham gia lực lượng thanh niên xung phong Mai Thanh Thế (tỉnh Sóc Trăng). Trải qua những ngày tháng chiến đấu gian khổ, đất nước hòa bình, năm 1989 cô xin nghỉ và trở về quê hương. Sau đó cô xây dựng gia đình với CCB Trần Văn Sâm và sinh được 6 người con. Vợ chồng cô chăm chỉ lao động và nuôi nấng các con nên người.
Song, dù sống trong thời bình, nhưng hậu quả của những năm tháng chiến tranh đã làm cô bị nhiễm CĐDC. Chất độc ấy đã gây cho cô bệnh tiểu đường và truyền sang người con gái thứ 5 của cô. Cô Thuận bày tỏ: “Cuộc sống tuy khó khăn, nhưng chúng tôi không bao giờ đơn độc bởi luôn có Đảng, Nhà nước, nhất là các đồng đội năm xưa luôn bên cạnh giúp đỡ. Mới đây, chính quyền xã Vĩnh Mỹ B đã hỗ trợ tôi 50 triệu đồng xây nhà, giúp gia đình tôi an cư, ổn định cuộc sống”.
Cũng như cô Thuận, chú Dốt, cả hai vợ chồng chú Phan Thanh Trong (ngụ phường 7, TP. Bạc Liêu) đều bị nhiễm CĐDC, khi còn phục vụ trong quân ngũ. Sinh ra 4 người con thì 2 người con lớn của chú đều bị ảnh hưởng CĐDC. Người con đầu chết sớm, người còn lại bị thiểu năng trí tuệ, dù đã gần 40 tuổi nhưng ngô nghê như đứa trẻ mới sinh, mọi sinh hoạt đều trông chờ vào cha mẹ.
Trên đây là những cá nhân trong những NNCĐDC di truyền sang thế hệ con, cái mà bản thân đã tìm hiểu và biết được những thông tin cơ bản nhất. Thế nhưng, qua đó chúng ta thấy rằng chiến tranh đã lùi rất xa nhưng hậu quả để lại vẫn kéo dài không dứt, những nạn nhân nối tiếp nạn nhân. Những anh hùng đã chiến đấu oanh liệt giành giữ độc lập chủ quyền cho quê hương đất nước nhưng đến khi hòa bình lập lại thì những anh hùng này vẫn phải chịu đựng những nỗi đau không tả được, họ đã hy sinh cả thanh xuân, hy sinh cả cuộc đời cho cách mạng nhưng cho đến khi trở về thì hậu quả chiến tranh vẫn không buông tha cho họ. Thế nhưng, bằng ý chí, nghị lực và tinh thần của người Việt Nam họ đã không ngừng vươn lên chiến thắng nỗi đau da cam, vượt qua số phận không để cho bản thân mình là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Chính bằng những tấm gương đó là nguồn động lực to lớn của thế hệ trẻ chúng tôi ngày hôm nay. Đó là lòng biết ơn, sự kính trọng đối với các ông, cha anh đi trước đã cống hiến cuộc đời mình cho quê hương đất nước, nhưng khi trở về họ vẫn phải gánh chịu nỗi đau da cam, thứ chất đột hại mà Quân đội Mỹ đã phun rải xuống nước ta, nó đã tàn phá môi trường, tàn phá con người cho đến nay và chưa biết đến baogiof mới hết.
Ngày nay tất cả cán bộ, chiến Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 31 chúng tôi luôn biết ơn công lao của cha ông đi trước và thấu hiểu nỗi đau da cam mà đã để lại cho các anh hùng đã đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc. Chính vì vậy, ngày ngày CB, CS chúng tôi luôn ra sức học tập rèn luyện để không phụ lòng công lao mà các ông cha đã hy sinh để mang lại độc, lập tự do hiện nay.
Hình ảnh học tập Chính trị của cán bộ,chiến sỹ Tiểu đoàn 7
Bên cạnh đó chúng tôi luôn tham gia tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ các NNCĐDC thông qua các hoạt động của Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động và các hoạt động như Ngôi nhà 100 đồng, tặng nhà tình nghĩa, tham gia giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.
Song song đó, chúng tôi luôn hiểu và nắm chắc chức trách, nhiệm vụ của bản thân, không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu, cố gắng, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao xứng danh Bộ đội Cụ Hồ./.
Nguyễn Văn Đệ
Bình luận