• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Cha bán vé số nuôi con học đại học, chỉ mong con có cuộc sống tốt hơn

Cha mẹ luôn mong muốn dành những điều tốt nhất cho con, cho dù bản thân mình phải chịu cực khổ, chịu mưa, chịu nắng ngoài đường. Và dù cuộc sống của cha mẹ có khó khăn như thế nào thì vẫn cố gắng để con bằng bạn, bằng bè. Câu chuyện của người cha bán vé số chính là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng cha mẹ.
Trên khắp các con phố về đêm, có những người bán vé số vẫn đang cặm cụi mưu sinh. (Ảnh minh họa: Xổ số kiến thiết)

Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Văn Anh, một người cha đang lang thang khắp con đường ở Đà Nẵng, bán từng tờ vé số để nuôi con học đại học. Ông Nguyễn Văn Anh sinh ra và lớn lên ở Thăng Bình, Quảng Nam, một tỉnh miền Trung suốt bao đời phải chịu bão lũ khó khăn. Gia đình chẳng có ruộng vườn, lại không được học hành tử tế nên ai có việc gì gọi ông đều làm, từ buôn đồng nát cho tới thợ hồ.

Ông Nguyễn Văn Anh về phòng sau một ngày đi bán vé số kéo dài. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Thế nhưng, tai họa ập đến khi ông bị ngã giàn giáo, gia đình đã nghèo lại càng thêm nghèo. Sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, người trụ cột của gia đình đành lang thang đi bán vé số. Thế nhưng, chưa bao giờ vì gia cảnh nghèo khó mà ông cho phép các con bỏ học. Hai đứa con trai của ông đều chăm chỉ và đỗ đại học.

Nhưng rồi, giấc mơ cho con học đại học của ông 1 lần dở dang khi con trai lớn đã bỏ học dù đỗ vào trường Đại học Đà Lạt chỉ vì thấy bố mẹ quá khổ. Cậu đi làm đầu bếp, giúp ba mẹ có thêm thu nhập, nuôi cậu em trai. Vậy là toàn bộ niềm mong mỏi của cả gia đình đặt vào cậu con thứ Nguyễn Ngọc Sĩ.

May mắn, bằng sự thông minh, chăm chỉ của mình, Sĩ đỗ vào trường Đại học Công nghệ thông tin, truyền thông Việt - Hàn với điểm số 25,5. Nhớ lại lúc con báo tin đỗ đại học, ông Anh tâm sự với phóng viên báo Tuổi Trẻ: “Nó báo kết quả lúc tôi đang đi bán, mừng quá tôi bỏ ngang đi về phòng. Gọi lại, nó bảo ba chuẩn bị tinh thần, tui nói ba biết rồi, rồi tự nhiên nước mắt trào ra”.

Cậu con trai thứ của ông Anh đã không phụ lòng cả nhà, đỗ vào đại học ở Đà Nẵng. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Để có thể trao cho con “tấm vé độc đắc” bước vào đại học, người cha ngày nào cũng rảo bước trên khắp nẻo đường ở Đà Nẵng. Có những ngày, 1 giờ sáng vẫn thấy bóng dáng người đàn ông gầy gò, bước đi liêu xiêu trên đường. Sáng sớm, 4 giờ 30 phút ông đã thức giấc, đem theo gói xôi để no bụng, chiều trở về phòng tắm rửa rồi lại lao ra đường kiếm ăn cho đến 1 giờ sáng. Có những ngày do mệt mỏi lại cộng thêm sức khỏe yếu, ông ngất xỉu giữa đường.

Những tờ vé số đã giúp ông chắp cánh ước mơ đại học cho con. (Ảnh: Facebook D.Đ)

Thương con, người cha già chỉ dám bỏ ra 20.000 đồng, ăn ngày 3 bữa. Ông chia sẻ: "Mỗi ngày 20.000 đồng tôi ăn ba bữa, nhiều người bán hàng thấy thương, họ gắp thêm cho đồ ăn nên cũng đủ no. Mình già rồi, tình thương và tương lai cả nhà dành cho thằng út". Lúc nào ông cũng chỉ sợ con không đủ tiền để đóng học nên luôn chi tiêu tiết kiệm. Ông nói: "Ăn vầy chứ nhiều sợ tốn tiền. Bán cả ngày nhiều lắm được trên trăm ngàn để dành cho thằng cu đi học".

Căn phòng nơi ông ở chỉ rộng 8 - 10m2, 4 người bạn bán vé số cùng nhau chen chúc trong căn phòng chật chội đó. Đồ đạc chẳng có gì ngoài 3 chiếc giường cũ, những mảng tưởng bắt đầu bong tróc vì mưa, vì ẩm thấp. Thế nhưng, với họ, điều đó chẳng quan trọng vì đây cũng chỉ là nơi ngả lưng một chút.

Căn phòng chẳng có đồ đạc gì, thứ quý giá nhất là chiếc xe đạp của người bạn cùng phòng. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Dù nghèo khó là vậy nhưng người cha lại không nỡ để con chịu khổ cùng, nhất quyết không cho con ở lại “khu ổ chuột”, nơi ông vẫn đi ra, đi vào mỗi ngày. Ông Anh tâm sự: “Mình ở chỗ ẩm ướt, khu ổ chuột tí không sao, chứ con phải trọ nơi cao ráo và ấm cúng để có sức mà học".

Những ngày miền Trung bước vào mùa mưa, ông chẳng bán được bao nhiêu tờ vé số. Ông Anh mệt mỏi chia sẻ sau một ngày dài đi ngoài đường: “Hôm nay bán chưa được trăm tờ, mùa mưa người ta ít mua lắm mà mình đi cũng đói lả và nhanh mệt nữa”.

Trước đó, nhiều người cũng xúc động khi nghe chuyện bố mẹ đi nhặt ve chai, nuôi con đỗ thủ khoa. Đó chính là gia đình ông Nguyễn Văn Hùng và bà Phạm Thị Thụ ở Vĩnh Phúc, dù chỉ nhặt ve chai, cuộc sống chẳng đủ ăn nhưng ông bà vẫn lo cho 3 con được học hành tử tế, 2 người con lớn đều đỗ đại học, cậu út cũng đỗ thủ khoa cấp 3 của trường chuyên.

Người cha mỗi ngày đều đi hơn 30km để thu mua phế liệu. (Ảnh: VTV)

Mỗi ngày, ông Hải đều rong ruổi trên chiếc xe máy đã cũ, đi hơn 30km để thu mua phế liệu. Còn vợ ông thì ở trên thành phố, làm nghề nhặt ve chai. Không có tiền mua máy tính cho con, ông còn đi nhặt từng linh kiện rồi nhờ một người bạn lắp hộ để con có phương tiện học tập.

Ông nhặt từng mảnh linh kiện để ráp thành chiếc máy tính cho con học. (Ảnh: VTV)

Dù cuộc sống khó khăn là vậy nhưng vợ chồng ông Hùng vẫn cố gắng để các con được ăn học đầy đủ bởi ông cho rằng: “Tạo mọi điều kiện cho con học. Bằng mọi giá. Gia tài lớn nhất là các con. Các con thành đạt tôi phấn khởi nhất".

Bà Thụ xúc động khi cậu út đỗ thủ khoa vào trường chuyên THPT. (Ảnh: VTV)

Qua những câu chuyện trên mới thấy tình cảm cha mẹ dành cho con lớn đến như thế nào. Dù cuộc sống khó khăn, không đủ ăn, đủ mặc thì cha mẹ vẫn dành cho con những gì tốt nhất. Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN!

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Nốt trầm trong sắc xuân

    Nốt trầm trong sắc xuân

    Nói đến mùa xuân là nói đến thanh âm rộn ràng, sắc màu tươi mới, rực rỡ, rạng ngời của cảnh vật thiên nhiên và con người. Đó là sắc xuân của muôn hoa, là hoa đào thắm đỏ ở miền Bắc, ...