• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

“Đôi bạn nạn nhân chất độc da cam”

Tham gia kháng chiến chống Mỹ, cùng là nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC), chị Lê Thị Hạnh (chị Năm Hạnh, sinh năm 1944) và chị Mai Lưu Phương (chị Út Lưu, sinh năm 1946) hiện nay là “Đôi bạn NNCĐDC” sống chung một ngôi nhà, nương tựa vào nhau, chăm lo cho nhau từng miếng ăn giấc ngủ khi “trái gió trở trời”.  

 Đồng cảnh ngộ vừa là NNCĐDC, vừa là thương binh

Chị Năm Hạnh quê xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An tham gia hoạt động kháng chiến từ năm 1960, công tác ở Ban Tuyên Văn Giáo (1960 - 1967),  Ban Binh Vận Tỉnh ủy Long An (1967 - 1975). Sau giải phóng, chị công tác ở Ban Tuyên giáo Thị ủy Tân An, làm Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Tân An (1980 - 1983). Sau 2 năm được đi học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc - Hà Nội (1983 - 1985), chị về công tác ở Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Long An cho đến khi nghỉ hưu theo chế độ (1996). Chị Năm Hạnh là thương binh 2/4 và bị vô sinh do phơi nhiễm chất độc hóa học. Còn chị Út Lưu (quê ở xã Nhựt Ninh (nơi nổi tiếng có căn cứ Đám lá tối trời) huyện Tân Trụ, tỉnh  Long An) tham gia phong trào vận động học sinh phản chiến từ năm 1962, hoạt động ở trung tâm tỉnh lỵ Long An. Đến tháng 11/1965 bị địch bắt, tra tấn, tù đày từ Tổng nha Cảnh sát đến các nhà tù: Thủ Đức, Tân Hiệp, Chí Hòa (1965 - 1969) và bị đày ra Côn Đảo (1969 - 1975). Sau giải phóng, chị công tác ở Văn phòng Thị ủy Tân An, làm Phó Chánh Văn phòng rồi Chánh Văn phòng Thị ủy Tân An. Hai năm (1980 - 1982), chị Út Lưu được đi học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc - Hà Nội, học xong chị về công tác ở phòng Thương nghiệp, rồi về Văn phòng UBND và làm Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân An (1984 - 1988), làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Tân An cho đến khi nghỉ hưu theo chế độ (2001). Chị Út Lưu bị vô sinh do ảnh hưởng chất độc hóa học, là thương binh 3/4...

Trong kháng chiến chống xâm lược, cũng như bao chiến sĩ hoạt động cách mạng khác, hai chị luôn mưu trí, dũng cảm đối đầu với kẻ thù, không tiếc hy sinh xương máu góp phần cùng toàn dân tộc giành tự do, độc lập cho Tổ quốc. Giờ đây, mỗi khi “trái gió trở trời” vết thương luôn hành hạ cơ thể hai chị...Nỗi đau cơ thể và nỗi đau CĐDC luôn hành hạ những người bị phơi nhiễm chất độc hóa học!

       

Chị Năm Hạnh (người đứng bia trái) và chị Út Lưu (người đứng giữa) nhậnquà tặng nhân ngày 10/8 “Ngày thảm họa da cam ở VN”.

Đôi bạn NNCĐDC ‘tri kỷ” luôn gắn bó keo sơn.

Cùng cảnh với nhau, nên hai chị quyết định sống chung, mãi mãi là tri kỷ với nhau cho đến ngày về cõi vĩnh hằng! Giờ đây trên những nẻo đường dong ruổi, khi đi họp Chi bộ hàng tháng, khi họp bạn tù kháng chiến, họp CLB hưu trí hay đi vận động người dân trong khu phố... “hai bà lão” tóc bạc trắng thường khăng khít bên nhâu, hoặc chở nhau trên chiếc Hon-đa. Ở “hai bà lão” tóc bạc trắng mọi người đều cảm nhận được ý nguyện mong muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của mình vun đắp cho cuộc sống của mọi người, mọi nhà và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn!

 Nhớ lại thời điểm hai chị trong khu tập thể cơ quan “ra riêng” (năm 1984), hai chị được Nhà nước “hóa giá” một miếng đất (khoảng 0,3 ha), hai chị quyết tâm cất nhà và một căn nhà lá ọp ẹp được hình thành. Mỗi ngày ra vô phải xắn ống quần đến tận gối để tránh dính bùn sìn. Từ “Cái khó ló cái khôn”, hai chị tự lực làm chuồng nuôi heo, chịu cực chịu khổ để có thêm thu nhập, nhằm làm “chuyện lớn” sau này (“chuyện lớn” là phải xây dựng được một ngôi nhà cấp bốn kiên cố!). Rất gian khổ, cực nhọc khi phải thay phiên nhau đạp chiếc xe đạp cộc cạch đến tận thành phố Mỹ Tho cách nhà hơn 30 cây số để mua cá khô về nấu với cám cho heo ăn. Ngoài ra, hai chị còn phải nuôi thêm gà, vịt bán để tích lũy thêm nguồn vốn. Và rồi “chuyện lớn” cũng phải đến! Năm 1991, hai chị tập trung tất cả nguồn lực và đã xây dựng được một căn nhà cấp bốn khá kiên cố!

Với những gia đình khá giả, việc xây dựng một căn nhà cấp bốn là chuyện nhỏ, nằm trong tầm tay; nhưng đối với hai người phụ nữ đơn thân, là thương binh và là NNCĐDC quả là một thử thách không nhỏ. Ước mơ đã trở thành hiện thực từ ý chí, nghị lực tự lực vươn lên của “Đôi bạn NNCĐDC”. Thật khâm phục cho ý chí tự lực vươn lên và quý hóa thay tình người “tri kỷ”, luôn gắn bó keo sơn của hai chị!

                                                                                     Quang Rại (Long An)

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...