• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hội viên Hội nạn nhân chất độc da cam làm kinh tế giỏi

Hội viên Hội nạn nhân chất độc da cam làm kinh tế giỏi

Sinh ra lớn lên trên vùng quê “bom rơi đạn nổ”, năm 1970, khi vừa tròn 20 tuổi, anh thanh niên Đinh Quang Viên (ở thôn 4 xã Thanh Thạch, Tuyên Hóa, Quảng Bình) xung phong lên đường nhập ngũ, sau ba tháng huấn luyện được bổ sung vào Trung đoàn 271, Quân khu Trị Thiên – Huế, trực tiếp tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972, chiến dịch giải phóng thành phố Huế năm 1975. Những vết thương trong quá trình chiến đấu khiến ông không thể tiếp tục phục vụ quân đội lâu dài, tháng 12 năm 1975, ông trở về địa phương. Do bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học và là thương binh nên sức khỏe suy giảm. Thời điểm đó, đất nước còn khó khăn, gia đình ông cũng rất vất vả, lấy vợ rồi sinh liền mấy người con, cái đói cái nghèo cứ đeo bám mãi…

Nhưng với phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh “Tàn mà không phế”, ông luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo? Bươn trải nhiều năm với các nghề nuôi cá giống, nấu rượu, nuôi lợn, nuôi gà vịt… nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Dẫu vậy, ông cũng không cam chịu đói nghèo. Năm 2013, khi xã có chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ông bắt tay vào nghề nuôi ong lấy mật. Lúc đầu, ông nuôi thử một vài đàn ong. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và cách chăm sóc học hỏi từ các lớp dạy nghề của huyện, năm 2014, ông đã phát triển được 20 đàn. Khi thu hoạch những giọt mật đầu tiên, vợ chồng ông mừng vui khôn xiết.

Cứ ngỡ việc làm ăn “xuôi chèo mát mái”, bất ngờ ong chết hàng loạt, một số bay đi. Tìm hiểu nguyên nhân, ông phát hiện cách chăm sóc chưa đúng kỹ thuật. Không nản chí, ông huy động vốn từ gia đình và vay thêm 15 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quyết tâm gây dựng lại từ đầu. Ngoài ra, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu sách báo, đến hợp tác xã nuôi ong Quyết Thắng của huyện để học hỏi thêm kỹ thuật, cách phòng bệnh cho đàn ong. Dần dần, ông khôi phục lại đàn ong, từ 20 đàn lên 30 đàn, rồi 60 đàn… Theo ông, nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ là bởi công việc này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Khó là đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, có sức khỏe và cần mẫn với công việc.

Có nghề và thạo nghề. Mỗi năm, gia đình ông thu về từ 400 - 500 kg mật các loại và xuất bán 20 đến 30 đàn ong giống. Thu nhập từ bán mật và ong giống của gia đình mỗi năm đạt trên 60 triệu đồng. Ngoài ra ông còn trồng được 1,5 ha rừng keo đang kỳ phát triển trị giá hơn 200 triệu đồng và hơn 40 gốc bưởi Phúc Trạch đang kỳ cho quả đầu tiên.

Không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, nạn nhân chất độc da cam Đinh Xuân Viện còn là tổ trưởng tổ nuôi ong của xã, thành viên tổ trồng bưởi Phúc Trạch, ông luôn sẵn sàng “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ăn quả, lựa chọn con giống, cách thức vệ sinh chuồng trại để mang lại năng suất cao...cho những ai có nhu cầu.

Với những việc làm thiết thực, đầy ý nghĩa của người thương binh, NNCĐDC, nhiều năm liền ông được Đảng ủy xã Thanh Thạch, UBMT huyện tặng giấy khen, đặc biệt trong đợt sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông được Thường vụ Huyện ủy trao tặng Giấy khen.

Với những nỗ lực vượt lên chính mình để làm giầu, cùng mọi người làm giầu, ông Đinh Quang Viên được nhân dân kính trọng, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế để các hội viên noi theo.


Ông Đinh Quang Viện đang kiểm tra đàn ong của mình

Nguyễn Quang Trung


Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...