• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Kiên Giang: Quan tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Kiên Giang là địa bàn thuộc vùng 4 chiến thuật của Mỹ - Ngụy, địch tập trung đánh phá từ bom đạn đến chất độc hóa học. Khối lượng chất độc hoá học Mỹ phun rải ở  Kiên Giang là 40.784 gallon, lượng chất độc hóa học/dioxin tồn đọng trong đất ảnh hưởng đến môi trường tập trung tại các huyện: Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng và Hòn Đất.

 

Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Kiên Giang trao học bổng “Hạt giống hy vọng” cho 3 em học sinh là NNCĐDC trong tỉnh 

Bà Trần Thu Vân, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết: Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành Kế hoạch số 147 về khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Số nạn nhân chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang hưởng chính sách hiện có 1.288 người, trong đó nạn nhân chất độc da cam trực tiếp là 907 người và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 381 người theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Theo thống kê chưa đầy đủ có 22.531 người là dân thường đang hưởng trợ cấp theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các Ban, ngành cấp tỉnh và chính quyền địa phương rà soát, xây dựng văn bản pháp luật, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin nhằm bảo đảm các nạn nhân được hưởng mức chế độ, chính sách của Nhà nước phù hợp để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, được tạo điều kiện thuận lợi về việc làm phù hợp, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

2-kien-giang-1680883777.jpg

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tặng quà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại huyện An Biên

Kiên Giang phấn đấu hoàn thành xử lý triệt để 100% các huyện phát hiện bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin. Đến năm 2025 kiểm soát trên 85% nguy cơ phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin từ các điểm nóng, các huyện bị ô nhiễm và xác định được trên 90% nạn nhân.

Đến năm 2030 hoàn thành việc xác định nạn nhân qua các thế hệ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Các nạn nhân được hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước để cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi về việc làm phù hợp, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống và không làm gia tăng nạn nhân ở các huyện bị ô nhiễm.

Đảm bảo 100% phụ nữ có thai tại các vùng ô nhiễm nặng được tư vấn sinh sản nhằm giảm nguy cơ gia tăng nạn nhân ở các thể hệ tiếp theo. Cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin đáp ứng các yêu cầu quản lý các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa và Phát triển

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Tạp chí Da cam Việt Nam đoạt giải Nhì cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

    Tạp chí Da cam Việt Nam đoạt giải Nhì cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ...

    Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025). Tạp chí Da cam Việt Nam có Tác phẩm ...