• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Mô hình hỗ trợ vốn cho hộ gia đình NNCĐDC nuôi bò sinh sản

Trong những năm qua, Hội NNCĐDC/dioxin các cấp trong tỉnh Tiền Giang thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC. Tỉnh Tiền Giang, với mô hình “Hỗ trợ bò giống” do Trung ương Hội phát động đã hỗ trợ cho các gia đình nạn nhân chăn nuôi, mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Tiền Giang hiện có trên 12.000 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, hầu hết các gia đình có nạn nhân luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống mưu sinh. Bỡi lẽ, NNCĐDC rất hạn chế về khả năng lao động sản xuất, thậm chí những nạn nhân bệnh nặng, hoàn toàn không còn khả năng lao động, họ sống phải nương tựa vào người thân trong gia đình. Vì vậy, việc hướng dẫn và giúp đỡ công ăn, việc làm cho gia đình nạn nhân là điều mà Hội các cấp luôn trăn trở. Qua khảo sát thực tế ở nhiều địa phương trong tỉnh, việc triển khai Mô hình “Hỗ trợ bò, heo giống” cho những gia đình nạn nhân có khả năng chăn nuôi là biện pháp thiết thực và phù hợp, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Việc nuôi bò, heo sinh sản là thích hợp nhất vì nguồn thức ăn phong phú và rất dễ kiếm. Với việc chăn nuôi, hầu hết người dân vùng nông thôn đều có kinh nghiệm và sử dụng nguồn thức ăn phù hợp theo điều kiện của mỗi gia đình và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Với mô hình trợ vốn này, đến nay toàn tỉnh có 42 hộ NNCĐDC được hỗ trợ vốn (không lãi suất); trong đó có 34 hộ vay mới, tổng số tiến 425 triệu đồng, thời gian vay từ 2 năm trở lên mới phải hoàn vốn để chuyển sang hộ khác, bình quân mỗi hội nhận 10 triệu đồng để làm vốn chăn nuôi. Nhiều nhất là nạn nhân ở huyện Tân Phước (12 hộ) và thị xã Cai Lậy (9 hộ); Thời gian qua, ở huyện Cái Bè có 4 hộ nhận vốn nuôi bò đạt hiệu quả đã hoàn vốn.

Bàn giao bò giống sinh sản, trị giá 15 triệu đồng cho gia đình nạn nhân Lê Thị Tuyết Mai, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo.

Bà Dương Thị Lệ, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh cho biết: Thời gian qua, mô hình nhận vốn nuôi bò, heo sinh sản của Hội ngày càng được nhân rộng, nhất là vùng nông thôn do điều kiện chăn nuôi thích hợp, đặc biệt là nuôi bò, nguồn thức ăn bà con tận dụng từ thức ăn thô xanh như thân cây bắp, cỏ các loại, rau, củ, quả và trồng thêm cỏ…Hầu hết, bà con nuôi bò theo kiểu nhốt chuồng vừa giảm công lao động, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, chống lây lan dịch bệnh; đồng thời gom được phân dùng để bón cho cây trồng. Phổ biến nhất là ở huyện Chợ Gạo. Hiện nhiều hộ đã nhận vốn nuôi (10 triệu đồng/hộ) và đàn bò đang có phát triển tốt, dự kiến hoàn vốn vào năm sau, chẳng hạn như: hộ nạn nhân Nguyễn Thị Thúy Hằng, ấp Bình Hưng (Bình Phan); hộ nạn nhân Dương Văn Sáu, âp Tân Thành (Tân Thuận Bình)…

Bắt đầu từ năm 2020, Trung ương Hội hỗ trợ vốn cho nạn nhân nuôi bò tăng lên 17 triệu đồng/con, người nuôi có lợi thế mua được bò lớn hơn và thời gian cho thu nhập sẽ nhanh hơn. Ngoài việc nhận vốn nuôi bò, heo sinh sản các gia đình nạn nhân có thể nhận vốn để nuôi dê sinh sản hoặc dê thịt, tuỳ theo hoàn cảnh, đều kiện của mỗi gia đình, nhưng làm sao nuôi đạt hiệu quả và hoàn vốn chuyển sang hộ khác là được. Điển hình như gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Đạo, ở ấp Mỹ, xã Kim Sơn (huyện Châu Thành), bộ đội xuất ngũ, nhận vốn 10 triệu về nuôi dê sinh sản, tận dụng cỏ trong vườn nhà và vườn bà con xung quanh để nuôi dê đạt hiệu quả cao (có lúc đàn dê lên đến trên 20 con), thu nhập của gia đình từng bước ổn định. Mô hình “Hỗ trợ bò giống” cho nạn nhân chất độc da cam vì thế ngày càng có nhiều gia đình áp dụng do dễ thực hiện, hiệu quả kinh tế bền vững và phù hợp với khả năng lao động và hoàn cảnh của nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam - bà Dương Thị Lệ cho biết thêm.

Lê Huỳnh - Hội tỉnh Tiền Giang

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...