Tham gia BHXH tự nguyện cần điều kiện gì để rút 1 lần?
Tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định người lao động có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi có yêu cầu.
Hồ sơ hưởng BHXH một lần |
Điều 109 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần, bao gồm: Bản chính Sổ BHXH và Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.
Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần
Tại Khoản 4, Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần quy định như sau:
“Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
BHXH Việt Nam cung cấp thông tin về các quy định để bạn tham khảo, đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Có nên rút BHXH 1 lần khi đang tham gia BHXH tự nguyện? |
Về mức đóng BHXH tự nguyện:
Căn cứ Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH năm 2022, mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động đang được tính theo công thức sau:
Mức đóng/tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện - Mức nhà nước hỗ trợ đóng
Trong đó:
- Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện của người lao động do người đó tự quyết định.
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện:
Mức hỗ trợ được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:
Hộ nghèo được hỗ trợ: 30%.
Hộ cận nghèo được hỗ trợ: 25%.
Các đối tượng khác được hỗ trợ: 10%.
Năm 2022, thay đổi mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng (trước đó năm 2019 là 700.000 đồng/tháng) do đó mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất và mức hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao tham gia BHXH tự nguyện như sau:
TT Đối tượng Mức đóng thấp nhất hàng tháng Nhà nước (NN) chưa hỗ trợ Tỷ lệ (%) NN hỗ trợ
Số tiền NN hỗ trợ Mức đóng thấp nhất hàng tháng sau khi NN hỗ trợ
1 Hộ nghèo 330.000 30% 99.000 231.000
2 Hộ cận nghèo 330.000 25% 82.500 247.000
3 Đôi tượng khác 330.000 10% 33.00 297.000
Về mức hưởng BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, tiền BHXH 1 lần mà người lao động tham gia BHXH tự nguyện được nhận sẽ tính như sau:
- Đóng BHXH dưới 01 năm:
Mức thu nhập tháng đã đóng BHXH còn được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng hay còn gọi là hệ số trượt giá. Tuy nhiên hệ số trượt giá được nhân với mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là không cao (Hệ số năm 2021: Từ 1,00 đến 1,97).
Đối chiếu với mức đóng, dễ thấy người lao động đóng BHXH tự nguyện dưới 01 năm mà rút BHXH 1 lần thì chỉ nhận được số tiền BHXH 1 lần tương đương với số tiền đã đóng.
- Đóng BHXH từ đủ 01 năm trở lên:
(Trong đó: Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH). |
Tương tự đối chiếu với mức đóng, trong trường hợp người dân đóng BHXH tự nguyện trên 1 năm, thì số tiền rút BHXH 1 lần còn ít hơn số tiền đã đóng. Như vậy, người dân sẽ bị thiệt.
Do BHXH nói chung không mang tính sinh lời mà hướng tới mục đích nhận lương hưu khi về già nhằm đảm bảo an sinh xã hội chính vì vậy BHXH Việt Nam khuyến khích người dân tham gia BHXH để sẽ giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già cũng như thực hiện đảm bảo an sinh xã hội.
Bình luận