• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nghệ An: Hoạt động chính sách người có công -những con số không thể bỏ qua

Năm 2023 thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có nhiều hoạt động nổi bật trên nhiều lĩnh vực để chào mừng 60 năm Ngày thành lập Thành phố; đặc biệt nổi bật nhất là các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn đáng ghi nhận.

 

Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tp Vinh thăm hỏi tặng quà nạn nhân trên địa bàn

Trải qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có hơn 9000 người có công, thân nhân người có công, người tham gia kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra toàn Thành phố có trên 30.000 người là bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ, nhân dân tham gia kháng chiến được tặng thưởng Huân, huy chương kháng chiến. Có trên 4.275 người tham gia dân công hỏa tuyến.

Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ, thành phố Vinh hiện có: Tiền khởi nghĩa: 20 đối tượng; Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH): 04 đối tượng; Anh hùng lực lượng vù trang (LLVT), anh hùng lao động: 12 đối tượng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: 5.834 đối tượng; Thương binh B: 107 đối tượng; Bệnh binh: 689 đối tượng; Người phục vụ thương binh (TB), bệnh binh (BB), chất độc hóa học (CĐHH), Bà mẹ VNAH: 168 đối tượng; Người hoạt động kháng chiến (HĐKC) bị nhiễm CĐHH, con đẻ người HĐKC bị nhiễm CĐHH: 1.069 đối tượng; Người hưởng ưu đãi tiền tuất: 1.020 đối tượng; Người hưởng theo QĐ 62, 142,53: 102 đối tượng; Người hưởng trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong (TNXP) theo QĐ 40/2011/QĐ-TTg: 12 đối tượng.

Năm 2023, tăng mới trợ cấp thường xuyên 133 người; Trong đó: Thương binh tăng 46 người (40 trường hợp chuyển đến; 6 trường hợp hưởng mới); Bệnh binh: 5 người hưởng mới; Chất độc hóa học: 17 người (16 người trực tiếp và 01 người gián tiếp) gồm có 10 người hưởng mới và 7 chuyển nơi khác đến.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu kịp thời chi trả chế độ trang cấp dụng cụ chỉnh hình đến niên hạn cho người có công (NCC) và thân nhân NCC năm 2023 cho 256 người với số tiền: 505.460.000 đồng; Rà soát, tổng hợp, tham mưu kịp thời danh sách đối tượng thực hiện chế độ miễn giảm học phí năm 2023 theo NĐ 81/2021/NĐ-CP cho 188 học sinh sinh viên với số tiền là 801.640.000 đồng; Rà soát, tổng hợp, tham mưu kịp thời danh sách đề nghị cấp kinh phí thực hiện ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với con của người có công với cách mạng cho 356 hồ sơ với tổng số tiền: 1.761.775.533 đồng; Rà soát, tổng hợp, tham mưu kịp thời danh sách đề nghị trợ cấp một lần huân huy chương kháng chiến: 02 người, với số tiền: 8.769.600 đồng; danh sách đề nghị trợ cấp 1 lần cho thân nhân người có công với nước: 01 người với số tiền: 2.436.000 đồng; Rà soát, tổng hợp, tham mưu kịp thời danh sách đề nghị trợ cấp một lần chuyên gia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg, Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg cho 05 đối tượng với số tiền: 167.000.000 đồng; Hoàn thành việc cập nhật đối sánh thông tin của 9.019 người (7.543 người có công và 1.476 thân nhân người có công) (đạt 100%) theo Đề án 06/CP của Chính phủ; Trợ cấp tiền mua phương tiện trang cấp, dụng cụ chỉnh hình: 2.356 trường hợp với số tiền: 505.460.000 đồng. Thực hiện điều dưỡng tại nhà cho 4.212 người, số tiền 6.156.259.200 đồng; bàn giao đi điều dưỡng tập trung 392 người và hiện đang đề xuất Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chuyển hưởng từ điều dưỡng tập trung sang điều dưỡng tại nhà cho 108 trường hợp chưa tham gia điều dưỡng tập trung và phê duyệt, bổ sung điều dưỡng tại nhà năm 2023 cho 11 trường hợp; Hỗ trợ tiền thăm viếng mộ Liệt sỹ cho 56 trường hợp với tổng số tiền 144.891.000 đồng, di chuyển mộ liệt sỹ cho 12 trường hợp với số tiền 89.964.000 đồng; Lập danh sách đề nghị chi trả chế độ thờ cúng liệt sỹ cho 2.424 người, tổng số tiền: 3.393.600.000 đồng. Kết quả cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công (TQGC), thờ cúng liệt sĩ, phong tặng truy tặng Mẹ VNAH theo Nghị định 56/2013/NĐ-CP trong đó Bằng tổ quốc ghi công: 34 bằng; Thờ cúng liệt sĩ: 2.575 người, số đã giải quyết trong năm 2023: 112 trường hợp. Mẹ Việt Nam anh hùng: Tổng số Mẹ được phong tặng, truy tặng theo Nghị định 56/2013/NĐ-CP, tính đến thời điểm báo cáo: 151 Mẹ; Thu quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2023 đạt 1.254.023.000 đồng (bao gồm cả phường xã). Số dư Quỹ đến 15/12/2023: 1.215.125.839 đồng (quỹ thành phố)

Đối với các hoạt động đền ơn đáp nghĩa: tập trung vào các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, gồm: tổ chức các hoạt động tri ân, thăm hỏi tặng quà người có công vào các dịp 27/7 và tết Nguyên đán đặc biệt gắn với hoạt động 60 năm kỷ niệm Ngày Thành lập thành phố Vinh; khảo sát hỗ trợ xây mới, sữa chữa nhà ở; tổ chức đoàn lãnh đạo Thành phố đi dâng hương, dâng hoa tại các nghĩa trang tỉnh Quảng Trị và 1 số nghĩa trang trong tỉnh; tổ chức các đoàn lãnh đạo thành phố thăm tặng quà gia đình chính sách; hoạt động thắp nến tri ân; xây dựng các phóng sự về phong trào đền ơn đáp nghĩa…cụ thể: Xây, sửa nhà tình nghĩa: 9 nhà với tổng kinh phí: 447.000.000 đồng.

Ông Nguyễn Đình Thắng, xóm 5, xã Nghi Kim, thành phố Vinh

Ông Nguyễn Đình Thắng, sinh năm 1934, hiện trú xóm 5, xã Nghi Kim, thành phố Vinh, cho biết: bản thân ông là NNCĐDC cùng 2 người con của ông và 3 đứa cháu ông là những nạn nhân gián tiếp, cả nhà ông có 6 người bị nhiễm chất độc da cam, thuộc 3 thế hệ. Trở về từ chiến trường Tây Nguyên, năm 1975 chuyển ngành và nghỉ hưu năm 1985. Hiện ông đã tuổi cao, lại bị tai biến nên trí nhớ kém, tuy vậy, ông vẫn phải chăm sóc 2 người con thường xuyên ốm đau, mỗi tháng chỉ nhận hơn 900.000 đ cho một suất nên hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.

Còn ông Trần Văn Mão, trú xã Nghi Kim, thành phố Vinh cũng cho biết: bản thân ông là thương binh vừa là NNCĐDC, tại địa bàn có nhiều gia đình 3 nạn nhân, chuyện ăn ở, sinh hoạt vô cùng khó khăn, nhất là khi người bệnh lên cơn hò hét cả ngày, nhìn thương lắm. Ông Trần Văn Mão kể.

Vận động các nhà hảo tâm chăm sóc gia đình NNCĐDC

Những gia đình NNCĐDC mỗi gia đình một hoàn cảnh tột cùng của sự khổ đau, mất mát, nhưng được sự quan tâm động viên của Đảng ủy, chính quyền địa phương đã giúp họ vơi bớt những khó khăn cả thể xác lẫn cơ sở vật chất. Ông Tạ Quang  Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Vinh chia sẻ, làm cán bộ Hội NNCĐDC phải bằng cái tâm mới làm được. Mặc dù cán bộ Hội chủ yếu là những CCB tuổi cao sức yếu, nhưng họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thời gian tới, thành phố Vinh đề nghị Sở Lao động - TB&XH nâng cấp, cập nhật phần mềm hệ thống quản lý hồ sơ Người có công để dữ liệu được đầy đủ, chính xác; Phạm vi, trường tìm kiếm được mở rộng hơn, hỗ trợ trong việc giải quyết chế độ cho Người có công; Việc thực hiện nhiệm vụ chi kinh phí, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến và chi phí quản lý thực hiện Pháp lệnh “Ưu đãi người có công với cách mạng” do ngân sách trung ương đảm bảo được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tuy nhiên, đến nay phòng Lao động - TBXH cấp huyện vẫn đang thực hiện nhiệm vụ chi kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến. Đề nghị Sở Lao động - TBXH xem xét thực hiện đảm bảo đúng quy định.

Quốc Khánh, Nguyệt Hằng

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Nốt trầm trong sắc xuân

    Nốt trầm trong sắc xuân

    Nói đến mùa xuân là nói đến thanh âm rộn ràng, sắc màu tươi mới, rực rỡ, rạng ngời của cảnh vật thiên nhiên và con người. Đó là sắc xuân của muôn hoa, là hoa đào thắm đỏ ở miền Bắc, ...