• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Người thầy đặc biệt của lớp học đặc biệt

Năm 2013, anh Nguyễn Văn Quang- nhân viên Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật Quảng Nam được giao nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân da cam/dioxin học nghề làm hương. Lớp học đặc biệt ra đời với những con người đặc biệt và trong hoàn cảnh đặc biệt: cả thầy và trò đều là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, khuyết tật bẩm sinh.

Anh Nguyễn Văn Quang (ở giữa) hướng dẫn các học viên làm hương.

Ông Nguyễn Anh Cả - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật Quảng Nam cho biết, anh Quang trước đây từng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, được nhận vào lớp đào tạo nghề, sau đó trở thành nhân viên của Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật Quảng Nam. Ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ nạn nhân, anh Quang còn là người hướng dẫn, chỉ dạy nghề may và làm hương truyền thống cho hàng chục học viên tại trung tâm.

Anh Quang nay đã 38 tuổi, nhà ở khối phố Mỹ Thạch Đông (phường Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ), được biết đến với tinh thần và nghị lực vượt qua nghịch cảnh, sống có ích cho xã hội. Anh Quang nói, “mình cũng từng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin nên thấu cảm những mảnh đời bất hạnh. Thân thể thiếu lành lặn khiến họ mặc cảm trước cuộc sống cộng đồng, vì thế nhiều nạn nhân da cam/dioxin thường chọn cách sống khép mình, xem đó như số phận”.

Anh Quang từng có suy nghĩ tiêu cực như vậy, nhưng rồi đã quyết tâm thay đổi để sống có ích hơn. Nghe anh nói về hành trình thay đổi cách nghĩ của bản thân mà thấy ở anh một nghị lực đáng khâm phục.

“Nhiều lúc ngồi nghĩ, thấy mình có đủ khả năng nhận thức công việc, chẳng qua vì mặc cảm nên thiếu tự tin. Bởi vậy, làm gì cũng ngại, nghĩ mình không làm được. Nhưng đâu phải vậy, mình hoàn toàn có thể làm công việc phù hợp với sức khỏe của mình, miễn sao công việc đó được xã hội đón nhận. Mình đã khiếm khuyết vậy rồi nên càng phải cố gắng, càng quyết tâm, không thể tự buông bỏ, gục gã trước số phận” - anh Quang chia sẻ.

Năm 2013, anh Quang được giao nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân da cam/dioxin học nghề làm hương, thỉnh thoảng dạy may dân dụng. Lớp học đặc biệt ra đời với những con người đặc biệt và trong hoàn cảnh đặc biệt: cả thầy và trò đều là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, khuyết tật bẩm sinh.

Căn phòng “làm việc” của Nguyễn Văn Quang - nhân viên Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật Quảng Nam không gì khác, ngoài hương. Những bó hương được xếp gọn, là thành quả của các học viên sau thời gian được Quang hướng dẫn, chỉ dạy…

Anh Quang nói, hành trình làm hương đòi hỏi rất nhiều công sức, sự kiên trì của những con người kém may mắn. Dù vậy, sau thời gian tận tình hướng dẫn, truyền dạy, những học viên của anh Quang đã có thể tự tay làm hương truyền thống. “Có nhiều học viên, sau thời gian được chăm sóc và dạy nghề tại trung tâm, nay đã tự đầu tư máy móc, nguyên liệu về nhà tự sản xuất hương phục vụ người tiêu dùng” - anh Quang cho biết.

Ông Nguyễn Anh Cả- Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin cho biết: “Mô hình làm hương ban đầu nhằm hướng dẫn cho các em làm quen với công việc, hoạt động tay chân để hòa nhập cộng đồng. Nhưng sau thời gian hoạt động đã cho thấy hiệu quả khả quan, thị trường chấp nhận sản phẩm. Vì thế, mỗi ngày trung bình trung tâm làm ra khoảng 300 bó hương xuất bán thị trường”.

Nguồn: báo Quảng Nam

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...