• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Tấm gương vượt khó của nạn nhân chất độc da cam Trần Thị Dựa

Chị Trần Thị Dựa, nạn nhân chất độc da cam ở huyện Tân Phước, với nghề bó chổi tàu dừa và kinh doanh, sản xuất, mỗi năm đạt doanh thu từ 70-100 triệu đồng.

Không bằng lòng với cái nghèo, cái khó, không an phận trong cuộc sống; chị Trần Thị Dựa, nạn nhân chất độc da cam ở huyện Tân Phước, với cái nghề bó chổi tàu dừa và kinh doanh, sản xuất, mỗi năm đạt doanh thu từ 70-100 triệu đồng.

Chị Trần Thị Dựa, sinh năm 1964, cư trú tại ấp Mỹ Thuận, xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Với sự cố gắng không ngừng, chị kiên trì học hỏi mô hình làm chổi tàu dừa và từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cù lao xã Tân Thới, huyện Gò Công Tây (nay là huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang), chị xuất thân từ gia đình nghèo khó, bản thân bị khuyết tật bẩm sinh, hai chân bị teo nhỏ, khoèo chân trái, đi lại rất khó khăn, nhưng ngay từ nhỏ chị đã cố gắng theo học hết lớp 6/12, đó cũng là một hành trang để chị có thêm kiến thức xây dựng cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Mặc dù phải chịu thiệt thòi, khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày và còn khó hơn là tìm kiếm việc làm phù hợp, chị đi gõ cửa khắp nơi nhưng chẳng nơi nào nhận vào làm; không vì vậy mà chị buông xuôi, phó mặc cho số phận. Từ đó, chị luôn nung nấu ý nghĩ phải làm điều gì đó để chăm lo cho gia đình, chị nghĩ còn đôi tay khỏe mạnh là còn khả năng lao động, chị quyết tâm tìm cho mình một công việc để nuôi bản thân. Năm 25 tuổi chị tiếp cận với cái nghề bó chổi dừa truyền thống của gia đình, nhưng rồi thu nhập chẳng là bao, nên chị có ý tưởng kinh doanh nghề bán hàng tạp hóa; chị trao đổi với cha mẹ và được sự đồng ý đầu tư của người thân trong gia đình, mua sắm cho chị một chiếc ghe để làm phương tiện bán đồ tạp hóa trên các tuyến sông, kênh rạch, trong và ngoài huyện. Nhờ sự cố gắng với nghề kinh doanh buôn bán và được sự đồng cảm, hỗ trợ của mọi người nên cái nghề kinh doanh của chị ngày càng phát triển. Đến năm 1998, chị đến huyện Tân Phước để bán hàng, thì tình cờ gặp anh Lê Văn Việt, ở ấp Mỹ Thuận, xã Thạnh Mỹ đến mua hàng; duyên phận đã đến nên chị Dựa và anh Việt kết đôi với nhau, từ đó chị không còn kinh doanh hàng tạp hóa trên các tuyến sông, kênh, rạch nữa, mà chị và anh Việt xây dựng tổ ấm gia đình trên vùng đất phèn Tân Phước cho đến hôm nay.

Năm 2010 chị được Chương trình “Mái ấm nghĩa tình” của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang trao tặng một căn nhà cấp 4, giúp cho gia đình chị có nơi ở ổn định. Hiện tại, anh chị có một đứa con trai năm nay tròn 22 tuổi, có việc làm ổn định; chị tiếp tục với nghề bó chổi dừa của gia đình truyền lại, trung bình mỗi năm gia đình chị bó được từ 1.000-1.500 cây chổi, với giá 20.000 đồng/cây, đã mang lại nguồn thu nhập khá, giúp gia đình chị vươn lên thoát nghèo, cuộc sống được ổn định.

Tấm gương vượt khó của nạn nhân chất độc da cam Trần Thị Dựa
Chị Trần Thị Dựa, đang bó chồi tàu dừa

Anh Việt, chồng của chị luôn hỗ trợ chị vận chuyển giao sản phẩm hoàn thiện đến các tiệm tạp hóa, các thương lái đã đặt hàng, đồng thời anh còn đi mua nhiên liệu về để giúp cho chị sản xuất ra hàng hóa. Hầu hết khách hàng mua và sử dụng đều đánh giá sản phẩm này rất bền và đẹp. Ngoài ra, anh Việt còn chăm sóc 1,3 ha ruộng khóm giúp kinh tế gia đình thêm vững chắc.

Với tính cần cù, chịu thương, chịu khó, chị Trần Thị Dựa một nạn nhân chất độc da cam với nghề bó chổi tàu dừa là một tấm gương vượt khó của huyện Tân Phước, nguồn thu nhập ổn định, giúp gia đình chị có cuộc sống ổn định, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xoá nghèo ở địa phương./.

Minh Út - Trung tâm VHTT và TT huyệnTân Phước

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Cội nguồn đoàn kết dân tộc

    Cội nguồn đoàn kết dân tộc

    Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch), người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về cội nguồn, bởi từ bao đời nay, trong tâm thức của "con Lạc cháu Hồng", Hùng Vương là vị vua ...
    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Sáng 16/4, tại thành phố Vinh, 2 tỉnh Nghệ An và Ulyanovsk (Liên bang Nga) phối hợp Thành ủy, UBND thành phố Vinh, trang trọng tổ chức Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin, một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hữu ...
    TRAO SINH KẾ, GỬI NIỀM TIN

    TRAO SINH KẾ, GỬI NIỀM TIN

    Nặng tình với quê hương , cảm thông, chia sẻ cùng nạn nhân chất độc da cam, ông Cao Xuân Thắng, đang công tác tại Bảo hiểm xã hội, Bộ Quốc phòng , đã dành 49.500.000 đồng để mua 03 con bò, hỗ trợ cho 03 hộ nạn nhân chất độc da cam còn có điều kiện chăn nuôi bò tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An .