• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12-2022.

Cùng dự có các đồng chí Phó thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Về phía Bộ Quốc phòng có Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Dương Giang

Tại phiên họp, Chính phủ xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và đề nghị xây dựng các luật: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; Luật căn cước công dân (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Các thành viên Chính phủ nghe tờ trình tóm tắt dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; nghe báo cáo thẩm tra các luật, đề nghị xây dựng luật; đồng thời dành thời gian thảo luận, đóng góp ý kiến, làm rõ các nội hàm, chỉnh sửa, bổ sung nội dung vào các dự thảo luật, đề nghị xây dựng luật.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, đây là phiên họp xây dựng pháp luật cuối cùng trong năm 2022 của Chính phủ. Nhìn lại năm 2022 cho thấy, Chính phủ tập trung đầu tư, quyết liệt tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế.

Trong năm 2022, Chính phủ tổ chức 9 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, chính sách; cho ý kiến, thông qua đối với 40 dự án, đề nghị xây dựng luật; số lượng phiên họp, dự án, đề nghị luật nhiều nhất trong những năm qua.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đã có bước chuyển biến tích cực, dần đi vào nền nếp, ngày càng chuyên nghiệp, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế, nhất là về đầu tư cho nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho xây dựng pháp luật còn hạn chế. Do đó, cần tiếp tục học hỏi kinh nghiệm quốc tế và tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút ra bài học để công tác này được thực hiện hiệu quả hơn.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế.

Theo đó, tổ chức rà soát tổng thể, đánh giá những mặt được, chưa được, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; bổ sung những vấn đề, nội dung còn thiếu hoặc chỉnh sửa những nội dung không còn phù hợp với thực tiễn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Văn phòng Chính phủ căn cứ các nghị quyết, kết luận, chương trình công tác của Bộ Chính trị, Quốc hội, thực hiện rà soát chương trình xây dựng pháp luật, phân công cho các bộ, ngành triển khai xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế; đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác quan trọng này.

Các bộ, ngành trong quá trình xây dựng pháp luật nếu có vấn đề vướng mắc thì các đồng chí bộ trưởng trực tiếp trao đổi để thống nhất; nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ thẩm định kỹ lưỡng, đầy đủ, trên tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm để việc xây dựng pháp luật đảm bảo kịp thời, chất lượng cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 5 trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng pháp luật là: Tăng cường vai trò người đứng đầu; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; tập trung đầu tư nguồn lực; thu hút, nâng cao chất lượng nhân lực.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12-2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải đánh giá cả 2 mảng công tác: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật. Đặc biệt phải chú trọng truyền thông chính sách trong cả quá trình xây dựng pháp luật và sau khi luật được ban hành đưa vào thực thi.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, các bộ, ngành tích cực thực hiện chương trình công tác về xây dựng pháp luật còn lại của năm 2022; khẩn trương xây dựng, trình các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2023. Trong đó, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính nghiên cứu xây dựng Nghị quyết - văn bản riêng về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật của Chính phủ cho năm 2023 và thời gian tới; tránh việc phải ra nhiều văn bản, công điện, chỉ thị chỉ đạo việc tổ chức thực hiện. “Nguyên tắc là giao việc cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ giám sát”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Cội nguồn đoàn kết dân tộc

    Cội nguồn đoàn kết dân tộc

    Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch), người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về cội nguồn, bởi từ bao đời nay, trong tâm thức của "con Lạc cháu Hồng", Hùng Vương là vị vua ...
    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Sáng 16/4, tại thành phố Vinh, 2 tỉnh Nghệ An và Ulyanovsk (Liên bang Nga) phối hợp Thành ủy, UBND thành phố Vinh, trang trọng tổ chức Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin, một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hữu ...