• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Cậu bé mồ côi một mình chạy lũ ở Kỳ Sơn

Bố mất từ khi Hùng lên 5 tuổi, mẹ bước thêm bước nữa rồi sống ở nhà dượng. Hùng sống một mình ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, chạy lũ mà chỉ nghĩ về bố mẹ và gia đình là cảm giác chàng trai này không bao giờ quên được.

Khi nghe qua câu chuyện của em Hùng, ai cũng đều nghĩ đấy sẽ là một chàng trai gan dạ, có chút lầm lì, khó bảo. Nhưng không phải, đó là một chàng trai lễ phép, hiểu chuyện và nói theo cách nói mà người lớn thường dành cho những đứa trẻ trải đời sớm là "già trước tuổi".

"Về nhìn thấy di ảnh bố còn là con vui rồi, con cảm ơn bố"

Đó là câu mà em Vi Mạnh Hùng (19 tuổi) nói khi đang thắp hương cho bố, giữa khung cảnh tang hoang sau cơn lũ quét kinh hoàng diễn ra 3 ngày trước. Mùi khói nghi ngút cộng thêm bùn non xồng xộc lên trên mũi, hoà cùng với nước mắt, mồ hôi của người trong cuộc, đã 2 ngày rồi, cát đá và sách vở, cây cối vẫn nằm chồng chất khắp nơi trên nền đất nhà Hùng, và theo đúng như nghĩa đen của nó "không còn bất kỳ một thứ gì".

Nhà Hùng - cậu bé 19 tuổi mồ côi ba

Trên trang thờ bằng cây đóng tạm được kê cao độ khoảng 2 mét, ảnh của bố Hùng đã bạc màu ít nhiều vì thời gian. Nhưng khiến ai nấy đều bất ngờ là dù căn nhà có bị lũ quét đến không thể nhận ra thì duy nhất di ảnh bố của Hùng vẫn còn nằm im trên trang thờ.

Bố mất từ khi Hùng lên 5 tuổi, mẹ bước thêm bước nữa rồi sống ở nhà dượng. Hùng một thân một mình ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Chạy lũ một mình có lẽ là cảm giác mà chàng trai 19 tuổi này không bao giờ quên được.

"Tôi chỉ lo hắn ám ảnh quá sinh ra trầm cảm, tính hắn hiền, ít nói", bà Hiền - một người hàng xóm thân cận thường xuyên tới lui thăm em Hùng nói.

Những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, Hùng là một học sinh tiên tiến

Theo bà Hiền thời điểm lũ quét qua, khi bà con đã dọn đồ chạy lũ thì Hùng lại ở nhà một mình và sau đó không lâu em bị mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình.

"Lúc ấy em cứ nghĩ em chết rồi, em chỉ biết cầu xin bố phù hộ. Nước lên đằng trước và đằng sau rất là to, lần đầu tiên trong đời em bị mắc kẹt trong dòng lũ lớn như vậy, em không lấy di ảnh bố, lúc ấy mọi thứ xung quanh em đổ sập xuống.

Em có đăng lên mạng cầu cứu, gọi điện thoại cho người nhà cầu cứu nhưng mà không ai vào được khi ấy. Ai cũng bất lực, mọi người muốn cứu em nhưng lúc ấy nước rất siết, không ai vào đây được".

Trong suy nghĩ của Hùng lúc bấy giờ chỉ hiện lên một thứ duy nhất là hình ảnh về một gia đình có đầy đủ bố và mẹ hoặc nếu có một luồng suy nghĩ khác đi qua thì chắc là "buông xuôi thôi" như cách em Hùng nói với chúng tôi.

"Em định buông xuôi, nhưng nhờ bố phù hộ. Về nhà thấy di ảnh bố còn, em thấy vui".

Ngoài di ảnh bố và ảnh gia đình ngày Hùng còn bé thì đồ đạc không còn lại bất kỳ thứ gì

"Em đã sống như thế này mười mấy năm rồi"

"Em muốn tìm một việc gì đó ổn định đủ cho mình trang trải sau này", Hùng nói. Trong câu chuyện của những đứa trẻ tuổi thiếu niên ở bản Tà Cạ, khi không có ba mẹ bên cạnh, hầu hết chúng đều mơ đến một công việc ổn định để nuôi sống mình.

"Em đã sống như thế này mười mấy năm rồi chị ạ. Bây giờ em phải dọn trước đã rồi mất mát gì thì mình kiếm tiền mua lại".

Sau khi học xong lớp 12, vì điều kiện khó khăn em Hùng nghỉ học và chú tâm vào việc đi làm kiếm tiền bươn chải, lo toan cho cuộc sống.

Nhìn vào đống đồ này, hàng xóm chỉ biết lắc đầu thay cho Hùng

Nhắc về lũ với chúng tôi, ánh mắt của Hùng còn lại phần nào của sự kinh hãi

Khi được hỏi sống một mình, em làm gì để trang trải chi phí sinh hoạt và học phí, Hùng đáp: "Em phụ hồ với bưng cà phê đôi lúc nhờ mấy cô chú xung quanh quan tâm, giúp đỡ".

Mặc dù trước đó, chúng tôi đều đã nghe qua câu chuyện của Hùng từ những người dân sống xung quanh, nhưng sự chững chạc qua lời nói cùng cách suy nghĩ của em khiến chúng tôi không không dám tin rằng chàng trai này chỉ mới 19 tuổi.

Kể với chúng tôi, bà Hiền (sống cạnh nhà Hùng) nói: "Hắn sống một mình ở đây, một mình đi học, bưng cà phê trên thị trấn để bươn chải, mẹ hắn ở cách đây cũng xa, không sống cùng gia đình nhưng hắn tốt tính, không quậy hay la cà nhậu với bạn".

Số phận khó khăn đeo bám từ thời điểm ba Hùng mất rồi mẹ đi mất dạng. Một mình xoay sở giữa bão lũ chính là nỗi ám ảnh đến "kinh hoàng" trong đầu Hùng.

Thời điểm rời đi, điều chúng tôi mong muốn không chỉ cho Hùng, mà cho rất nhiều chàng trai, cô gái tuổi thiếu niên ở xã Tà Cạ này thật sự sẽ tìm được một công việc có thể nuôi sống bản thân các em khi không có bố mẹ bên cạnh.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Lãnh đạo TW Hội: Thăm, chúc sức khỏe nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự của Hội

    Lãnh đạo TW Hội: Thăm, chúc sức khỏe nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự ...

    Thực hiện chương trình công tác đầu năm, nhân dịp đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và đoàn cán bộ của TW Hội đã đến thăm, chúc sức khỏe bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch ...