• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

CCB Trần Ngọc Sơn và hành trình xuyên Việt

CCB Trần Ngọc Sơn và hành trình xuyên Việt

Bức chân dung CCB Trần Ngọc Sơn 68 tuổi ở thôn 4 xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Mười hai năm trước CCB Trần Ngọc Sơn đã có việc làm thật phi thường. Bắt đầu từ ngày 05/1/2010 đến ngày 30/7/2010 CCB Trần Ngọc Sơn đã thực hiện hành trình đạp xe xuyên Việt và đến hầu hết các tỉnh trong cả nước tự nguyện vận động xin chữ ký đấu tranh tìm công lý cho nạn nhân Chất độc da cam/ Đi ô xin Việt Nam. Bằng chiếc xe đạp bình thường, kinh phí tự túc và sự động viên của gia đình, đồng đội. Trong nhật ký hành trình cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn viết ngày 16/4/2010 tôi đạp xe đến tỉnh Phú Yên và được nghỉ ở nhà khách Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên tại đây tôi đã gặp và trò chuyện với bác Tâm là cán bộ Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/điô xin Việt Nam về dự Đại hội Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Phú Yên, bác Tâm đã bắt tay động viên cổ vũ và hoan nghênh tinh thần và việc làm của tôi cho đồng đội, góp phần đòi công lý cho nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam. Ngày 28/4/2010 Bác sỹ Đoàn Văn Tòng - Trưởng cơ quan đại diện phía Nam của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã viết trong cuốn nhật ký hành trình xuyên Việt của CCB Trần Ngọc Sơn như sau “Hội chữ thập đỏ Việt Nam hoan nghênh tinh thần tình nguyện của ông Trần Ngọc Sơn, Hội viên hội nạn nhân CĐDC tỉnh Thái Bình trong việc đi vận động cộng đồng tham gia đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân CĐ DC Việt Nam”…

CCB Trần Ngọc Sơn cùng vợ đọc lại cuốn nhật ký hành trình xuyên Việt

14 giờ chiều ngày 28/4/2010 tôi đạp xe đến trụ sở Hội nạn nhân chất độc da cam điô xin Thành Phố Hồ Chí Minh ở Quận 5 và đã gặp nhà báo Đào Văn Sử văn phòng đại diện Báo Quân đội nhân dân, tôi được nhà báo chụp ảnh và viết bài biểu dương tinh thần người thương binh, cựu chiến binh đi xe đạp xuyên việt vận động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam/điô xin Việt Nam. Tháng 5/2010 tôi đạp xe đến các tỉnh miền Tây như Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp rồi trở lại Hậu Giang, Cần Thơ từ ngày 20/5 tôi đạp xe lên các tỉnh Tây Nguyên và ở bất cứ nơi nào khi tôi trình bày tâm nguyện của mình đều nhận được sự nhiệt tình ủng hộ động viên chia sẻ với nạn nhân da cam. Kỷ niệm tôi nhớ nhất là 10 giờ sáng ngày 28/7/2010 khi đạp xe đến bản Tảo Tình, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, tôi gặp một thanh niên đang loay hoạy với các xe đạp bị xẹp lốp. Tôi đã dừng lại và dùng đồ nghề mang theo vá liền một lúc 5 miếng vá giúp chàng thanh niên. Sau việc đó chàng thanh niên ôm choàng lấy tôi và khóc “cháu biết ơn chú rất nhiều, không có chú giúp hôm nay cháu không biết xử lý thế nào, chú xứng đáng là bộ đội Cụ Hồ của nhân dân cho chúng cháu học tập. Chúc chú hành trình bình an thắng lợi. Tên cháu là Vừ Vả Páo dân tộc Mông chú nhé ”…còn rất nhiều những lưu bút viết lời cảm phục với cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn trong chuyến hành trình đạp xe xuyên Việt và đi khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tự nguyện vận động xin chữ ký đấu tranh tìm công lý cho nạn nhân Chất độc da cam/ Đi ô xin Việt Nam. Tổng kết trong 6 tháng liên tục của hành trình đạp xe xuyên Việt và đi đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước CCB Trần Ngọc Sơn đã đạp xe trên 7.660 km, đã đến được 390 cơ quan, đơn vị và gia đình xin được 20.950.620 chữ ký đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh tìm công lý cho nạn nhân Chất độc da cam/ Đi ô xin Việt Nam. Cùng vợ đọc lại cuốn nhật ký hành trình xuyên việt cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn tự hào về tâm nguyện và việc làm của ông giành cho đồng đội, cuộc đời này dẫu chỉ một lần trải nghiệm dọc dài đất nước, một lần trải nghiệm để hiểu thêm về những mất mát đau thương với những người lính trở về sau chiến tranh bị nhiễm chất độc da cam và cuộc trải nghiệm thật phi thường, thật ý nghĩa này với trên 20 triệu chữ ký góp phần đấu tranh tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam đi ô xin Việt Nam. Cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn trăn trở và đau đáu buồn khi những đồng đội của ông đang vật vã đi tìm công bằng, công lý mà ông không thể đạp xe đi cùng họ được.

Nguyễn Công Liêm ( Thái Bình )

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...