Sử dụng thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá trong chiến tranh ở Việt Nam vì mục tiêu quân sự:
Đây là một trong những công nghệ huỷ diệt mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhằm huỷ diệt cây cối dọc theo những con đường lớn nhỏ, hai bên bờ sông, suối và dọc theo bờ biển, cũng như xung quanh các căn cứ quân sự, để dễ bề giám sát; dọn quang rừng cây để phát hiện vị trí đóng quân hoặc nơi ẩn nấp của quân đội miền Bắc Việt Nam; tiêu diệt cây trồng trong những vùng do chính quyền Cộng sản nắm giữ.
Ngay từ những năm 1943-1944, các chuyên gia quân sự đã thử nghiệm 12.000 sản phẩm hoá học và kết luận 7.000 sản phẩm trong số đó có thể được coi là vũ khí chiến tranh để sử dụng trong các cuộc xung đột.
Năm 1945, Mỹ lập kế hoạch rải các sản phẩm huỷ diệt mùa màng trên các cánh đồng lúa bao quanh nhiều khu dân cư rộng lớn của Nhật Bản, nhưng chiến tranh chống Nhật đã kết thúc trước khi mưu đổ này được thực hiện.
Khu rừng Dương Minh Châu ( tỉnh Tây Ninh) trước và sau khi bị rải chất khai quang
Trong những năm 1960, Chính phủ Mỹ với sự can thiệp ngày càng sâu vào Đông Dương đã phải đối mặt với những cuộc nổi dậy của quần chúng và sự phát triển lớn mạnh của phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Trong bối cảnh kế hoạch Stanley-Taylor nhằm bình định nông thôn và kiểm soát những con đường và những dòng chảy, Chính phủ Mỹ đã tính đến việc sử dụng thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá ở Việt Nam, phổ biến nhất là chất độc da cam. Việc này được sự chấp thuận của chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhìn chung, một số loại thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá có tính chất hoá học và độ độc hại khác nhau, nhưng một số bài báo đôi khi vẫn gọi chúng là chất độc da cam.
Ngày 11/5/1961, trong cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia, Tổng thống Kennedy đã quyết định giúp chính quyền miền Nam Việt Nam xây dựng một Trung tâm phát triển và thử nghiệm các vật liệu chiến tranh và cho phép tiến hành thử nghiệm việc sử dụng thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá ở vùng biên giới giữa Lào và Việt Nam. Đây là khu vực đặc biệt nhạy cảm.
Việc rải chất làm rụng lá ban đầu được đặt tên là Operation Trail Dust (Chiến dịch bụi đường mòn) được thực hiện chủ yếu bằng đường hàng không, rồi mang tên Operation Hades (Chiến dịch âm phủ), sau đó đổi thành Operation Ranch Hand (Cánh tay lực điền), tên gọi có vẻ dân sự hơn và mĩ miều hơn.
Chiến dịch rải chất hóa học lần đầu tiên diễn ra hồi tháng 8-1961, nhưng chiến dịch được quyết định bởi Chính phủ Mỹ dưới quyền Tổng thống Kennedy chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1962. Hoạt động này tiếp diễn trong suốt thời gian cầm quyền của Tổng thống Johnson, và kết thúc vào năm 1971 dưới thời Tổng thống Nixon bởi sức ép của công luận và sự phản đối của các nhà khoa học tại nhiều quốc gia, mà chủ yếu vẫn là các nhà khoa học Mỹ.
Chất độc da cam là gì?
Chất độc da cam là một loại thuốc diệt cỏ (thực ra có màu hồng nâu) sở dĩ được gọi là “màu da cam” vì có một vạch son màu da cam trên bình chứa sản phẩm này để nhận biết và phân biệt nó với những loại thuốc diệt cỏ khác được gọi là chất độc màu trắng, màu xanh lam, màu tía, màu hồng hoặc màu xanh lá cây. Cách đặt tên này có vẻ kín đáo, thậm chí thơ mộng đối với các sản phẩm cực kỳ độc hại, gợi nhớ đến những “bình đặc biệt” chứa chất napan đã từng được sử dụng ở đâu đó và vào thời điểm nào đó.
Các thùng chứa chất khai quang được vận chuyển bằng máy by tại sân bay quân sự Đà Nẵng, tháng 5 năm 1968
Về mặt hoá học, chất độc da cam là một hỗn hợp gồm các tỷ lệ tương đương là 2,4-D và 2,4,5-T, trong đó dioxin là một phụ gia trong sản xuất với liều lượng từ 3-4 mg/lít, nhưng khi sản xuất tăng tốc hoặc trên quy mô lớn thì tỉ lệ này cao hơn nhiều.
Chất dioxin - hay nói đúng hơn, các loại chất dioxin là gì?
Tính chất lý-hoá của dioxin: Đây là một sản phẩm đặc biệt bền vững, chịu được nhiệt độ l.000°C, ít tan trong nước nhưng tan trong các chất mỡ và có thể tích tụ trong các mô và chất lỏng trong cơ thể sống của người hoặc động vật, đặc biệt trong sữa mẹ, do đó có nguy cơ truyền từ mẹ sang con.
Tính độc hại của dioxin: Chỉ với liều lượng cực nhỏ, dioxin đã có thể gây hại đối với cơ thể sống là người hoặc động vật. Qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chỉ với liều lượng một phần triệu gam dioxin trên một kilôgam của cơ thể có thể giết chết các loài gặm nhấm hoặc cá, chỉ với một phần tỳ gam dioxin có thể gây sảy thai, sinh non hoặc quái thai. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, tiếp xúc lâu dài với dioxin có thể gây ung thư.
Liều lượng gây chết người chưa được xác định chính xác, mà được ước tính vào khoảng 0,1 mg/kilôgam trong trường hợp nhiễm độc trên diện rộng như thảm họa Seveso hoặc việc rải chất độc trực tiếp ở Việt Nam. Ngoài ra, những người bị nhiễm độc ít hơn nhưng trong thời gian dài có thể gặp các vấn để về sức khỏe, điểu này sẽ được đề cập ở phần sau.
(còn nữa)
Bình luận