• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Dấu hiệu hình sự trong vụ ôtô đâm hàng loạt người và xe ở cây xăng

Luật sư nhìn nhận việc lái xe sử dụng rượu bia và gây tai nạn là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.

Khuya 12/8, ôtô do tài xế Ngô Công Hán (35 tuổi, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) mất lái, lao thẳng vào cây xăng tại địa chỉ số 111 đường Láng (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội). Chiếc xe tông hàng loạt xe máy và khiến 8 người bị thương, trong đó có 5 người bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Khai với cảnh sát, ông Hán thừa nhận có uống bia trước khi điều khiển phương tiện. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của tài xế là 0,9 mg/lít khí thở, cao gấp 2,25 lần mức kịch khung theo Nghị định 100 của Chính phủ.

Với việc sử dụng rượu bia khi lái xe, gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho người khác, tài xế này sẽ đối diện chế tài nào theo quy định?

Chiếc xe nát đầu sau cú tông vào cây xăng. Ảnh: Mạnh Đạt.

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Pháp trị

Pháp luật quy định cấm lái xe sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Việc ông Hán sử dụng rượu bia trước khi lái xe, gây tai nạn khiến hàng loạt phương tiện, đồ dùng hư hỏng, làm 8 người bị thương, trong đó 5 người bị thương nặng, là hành vi vi phạm pháp luật và chắc chắn sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định người nào vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dẫn tới hậu quả làm chết người; gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể ở mức 61-121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng sẽ bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 33 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm

Trường hợp người vi phạm có sử dụng rượu bia, chất kích thích; gây thương tích cho từ 2 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương 122-200% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng, khung hình phạt áp dụng sẽ là 3-10 năm tù.

Trường hợp tổng tỷ lệ thương tật của các nạn nhân từ 201% trở lên hoặc thiệt hại tài sản trên 1,5 tỷ đồng, khung hình phạt dành cho người vi phạm sẽ là 7-15 năm tù.

Như vậy, với việc gây tai nạn trong tình trạng nồng độ cồn trong máu cao gấp 2,25 lần mức tối đa theo Nghị định 100, ông Hán có thể đối diện khung hình phạt 3-10 năm tù theo quy định tại khoản 2, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Trường hợp tổng kết quả giám định thương tật của các nạn nhân trên 201% hoặc tổng giá trị tài sản thiệt hại trên 1,5 tỷ đồng, mức án tối đa tài xế này đối diện sẽ là 15 năm tù.

Dưới góc độ dân sự, với việc đã xâm phạm tới sức khỏe và tài sản của người khác, tài xế này có trách nhiệm bồi thường cho những người bị thiệt hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, đối với các phương tiện và tài sản cây xăng bị hư hỏng, mức bồi thường sẽ bao gồm giá trị tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng; chi phí cho lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, giảm sút và chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại.

Đối với những nạn nhân có sức khỏe bị xâm phạm, mức bồi thường sẽ gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bệnh nhân cùng các khoản bồi thường khác do luật định.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác