• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Đề nghị phân cấp tối đa cho cơ sở y tế đấu thầu mua sắm trực tiếp thuốc hiếm

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y - Dược TPHCM, Bệnh viện K đề nghị phân cấp tối đa cho cơ sở y tế thực hiện đấu thầu mua sắm trực tiếp thuốc điều trị trường hợp đột xuất, thuốc hiếm.  

Luật Đấu thầu năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 được kỳ vọng sẽ giúp “gỡ rối” mua sắm cho ngành y tế, giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước. Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu năm 2023 về lựa chọn nhà thầu (Nghị định) chiều 22/2, đại diện một số bệnh viện tuyến Trung ương, Sở Y tế địa phương đã nêu ý kiến về quy định đánh giá hoặc xác định thông tin về chất lượng thuốc, thiết bị y tế, hoá chất, vật tư xét nghiệm; công khai thông tin và thu chi phí đăng tải thông báo mời thầu; bổ sung quy định về các trường hợp mua sắm tập trung...

De nghi phan cap toi da cho co so y te dau thau mua sam truc tiep thuoc hiem hinh anh 1

Đại diện các bệnh viện T.Ư nêu ý kiến về Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu năm 2023

TS. Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho hay, theo quy trình, Hội đồng của bệnh viện lựa chọn danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn, trước khi xây dựng giá gói thầu. Đồng tình với ý kiến này, PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y - Dược TP.HCM nêu trường hợp đối với việc mua sắm trang thiết bị, công nghệ sử dụng để triển khai các kỹ thuật mới chưa có ở Việt Nam thì chưa có căn cứ để lập giá gói thầu, nên cần có cơ chế đặc thù.

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y - Dược TPHCM, Bệnh viện K cũng đề nghị phân cấp tối đa cho cơ sở y tế thực hiện đấu thầu mua sắm trực tiếp thuốc điều trị trường hợp đột xuất, thuốc hiếm, vật tư tiêu hao thiết yếu phù hợp năng lực, yêu cầu điều trị; bổ sung Đông dược, thuốc phóng xạ, vật tư y tế tiêu hao vào danh mục đấu thầu; mở rộng chủng loại thuốc, vật tư y tế đàm phán giá, đấu thầu tập trung.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) để xây dựng Nghị định hướng dẫn tổng thể để thực hiện Luật Đấu thầu. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong quá trình xây dựng Nghị định, đối với các nội dung liên quan đến lĩnh vực đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Bộ đã xin ý kiến thành viên Chính phủ về: Quy định lập giá gói thầu; thủ tục phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong quy trình chỉ định thầu rút gọn; thanh toán chi phí mua thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận, đặc thù đối với hoạt động đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, việc lập giá gói thầu phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật lẫn khả năng tài chính. Theo đại diện Bộ Y tế, việc chỉ lựa chọn gói giá thấp nhất trước đây đã khiến cho các cơ sở y tế bị hạn chế tiếp cận thuốc, thiết bị y tế chất lượng cao, hiện đại. Hệ thống y tế của Việt Nam không thể tiến đến hiện đại, chất lượng, đáp ứng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân nếu chỉ theo nguyên tắc giá thấp nhất.

Do vậy, Bộ Y tế đề nghị trong trường hợp có từ 2 báo giá thì có thể mức giá cao nhất làm cơ sở lập dự toán xây dựng giá gói thầu.

 

Qua các ý kiến, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ KH&ĐT nghiên cứu tiếp thu tối đa, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định. Bộ Y tế phối hợp với Bộ KH&ĐT để xây dựng tiêu chí xác định tính chính thống, hợp pháp của các báo giá làm căn cứ lập giá gói thầu. 

“Quan trọng nhất là Hội đồng của bệnh viện phải xác định cấu hình, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả kinh tế của thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, làm cơ sở lựa chọn mức giá gói thầu”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Theo Phó Thủ tướng, phương thức đấu thầu tập trung là biện pháp hết sức hiệu quả, cần thiết, minh bạch, khách quan để người dân Việt Nam được tiếp cận những loại thuốc mới, tốt, giá rẻ. Những loại thuốc sử dụng phổ biến, khối lượng lớn phải đưa vào danh sách đấu thầu tập trung (cấp quốc gia, địa phương), lựa chọn được các nhà sản xuất, doanh nghiệp đủ năng lực cung cấp, còn những loại thuốc hiếm, đặc trị, chuyên khoa thì phân cấp tối đa cho bệnh viện.

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Vinafood II

    Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Vinafood II

    Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo. Mỗi năm, Vinafood II xuất khẩu trung bình từ 2,8 – 3 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD và doanh thu xuất ...