• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Đồng Kho có nữ dũng sỹ B40

Gần bảy mươi tuổi, bà Lê Thị Tưởng ngồi ôn lại quá khứ là nữ du kích chiến trường Quảng Trị năm nào. Những bức ảnh đen trắng kỷ niệm một thời hào hùng của cô gái ở tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu cho thấy lúc đó bà thuộc hàng chim sa cá lặn. Khi đó, nhìn anh em trong làng ra chiến trường, bà xông pha một mình tiếp bước.

Gần bảy mươi tuổi, bà Lê Thị Tưởng ngồi ôn lại quá khứ là nữ du kích chiến trường Quảng Trị năm nào. Những bức ảnh đen trắng kỷ niệm một thời hào hùng của cô gái ở tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu cho thấy lúc đó bà thuộc hàng chim sa cá lặn. Khi đó, nhìn anh em trong làng ra chiến trường, bà xông pha một mình tiếp bước. Thấy bà dũng cảm lanh lợi, chỉ huy giao làm mọi việc phù hợp với nữ. Chỉ thời gian ngắn sau, bà đề nghị cho mình được vác B40 tiếp sức với bộ đội. Nắm vững địa bàn, thuộc làu đường đi nước bước, bà thoăn thoắt với khẩu đạn pháo trên vai, lòng cứ nghĩ mình đang cõng đứa em “bé bỏng” trên vai.

Rồi bà suy nghĩ phải “nâng cấp” lên cho thỏa chí: học cách bắn B40. Không nhớ diệt được bao nhiêu tên giặc, nhưng lòng dũng cảm của nữ chiến sỹ Lê Thị Tưởng được đơn vi ghi danh. Một lần, đúng 8 giờ tối, bà được giao nhiệm vụ tới tận chốt địch nắm tình hình. Sự mưu trí của bà qua mặt được những lính canh, nhờ đó tin tức về đơn vị giúp cho cuộc hành quân thắng lợi.

Một lần khác, đang cùng bộ đội chiến đấu, sự nhạy cảm và kinh nghiệm chiến trường giúp nữ chiến sỹ phát hiện và báo động kịp thời phía trước có địch, thì đúng lúc một chiến sỹ đi phía sau bị trúng đạn, hy sinh. Bà Tường khóc lặng lẽ, kéo xác anh giấu vào trong bụi, còn mình tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1972, bà bị thương khá nặng. Một viên đạn xuyên từ mông ra trước bụng, phải nằm điều trị một thời gian dài. Vết thương được giám định 26%. Hiện nay, lương thương binh của bà mỗi tháng được lãnh 1,7 triệu đồng.

Trên bom dưới đạn, bà vẫn hồn nhiên ca hát, tham gia các phong trào thể dục thể thao. Khi còn là cây bóng chuyền của đơn vị, bà tiếp tục tạo nên thành công mới. Thành tích lẫy lừng, chiến công vang dội, bản thân ham học hỏi, không ngại gian khó, khi thực hiện ngừng bắn vào năm 1973, bà được cử ra Hà Nội dự Hội nghị Chiến sĩ thi đua toàn quốc, được ở lại tham quan, học tập hơn ba tháng nữa. Nhờ đó, bà đã biết tự rèn mình thêm nữa và phấn đấu nhiều hơn nữa.

Sau giải phóng 30/4/1975, bà lại theo chân đoàn quân đi tháo gỡ bom mìn mãi đến năm 1977 mới lập gia đình. Giai đoạn đó, cả nước đối phó với muôn vàn khó khăn. Bà bồng con theo chồng vào Bình Thuận, dừng chân ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Chính quyền điạ phương đã cấp cho bà 3 sào đất và 1 con trâu. Khởi nghiệp chỉ có bấy nhiêu, vợ chồng năng nhặt chặt bị, sắp xếp thằng anh coi thằng em, cuộc sống dễ thở hơn lúc ở ngoài quê. Thêm hai đứa con nữa chào đời, tổng cộng bà sinh bốn lần và nuôi đủ ba trai một gái.

Tuy chưa vượt hết khó khăn, nhưng vốn tham công tiếc việc,bà cuốn vào công tác xã hội, Chủ tịch Hội phụ nữ xã. Đến tuổi về hưu, bà được bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ. Khi bốn người con đều thành đạt, có vị trí trong xã hội, bà thực sự về hưu hơn một năm nay.

Điều hạnh phúc của vợ chồng bà là ngoài chế độ quy định, còn được các con chu cấp hàng tháng. Cô con gái duy nhất theo chân anh trai vào Bình Phước xây dựng sự nghiệp. Ở lại Bình Thuận cùng ông bà có hai người con trai. Hai ngôi nhà khang trang, kiên cố nằm kề nhau trên một mảnh đất, trước sân trồng đầy hoa làm tăng thêm ấm cúng, nói lên sự viên mãn của một gia đình có truyền thống cách mạng.

Hà Nhi

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...