• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Do hậu quả của chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh để lại, các gia đình nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) có cuộc sống đầy bất hạnh, không biết đến khi nào mới chấm dứt. Thực tế, nhóm trẻ thiếu may mắn này phải từng ngày đối mặt với nỗi đau thể xác và tinh thần. Người thân nặng trĩu âu lo, bất lực khi thấy con cháu bệnh tật triền miên, cuộc sống gieo neo, khó khăn, khánh kiệt, đôi khi cảm thấy cùng cực bế tắc... Điều đó cho thấy rất cần có giải pháp chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống cho trẻ em là NNCĐDC.

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, chăm sóc sức khỏe cho NNCĐDC tại cộng đồng như nhà mở, mái ấm, khi không có điều kiện như trung tâm chăm sóc y tế chuyên biệt cho nhóm trẻ NKT, NNCĐDC cũng là điều tốt. Có ý kiến cho rằng, chăm sóc sức khỏe tại gia đình là điều kiện cần thiết, là tối ưu. Các ý kiến đó đều có ý tưởng tốt. Tuy nhiên, để thấu hiểu, thấu cảm với hoàn cảnh và điều kiện sống của gia đình NNCĐDC mà trị liệu tận gốc thì đó mới là giải pháp tối ưu.

Sức khỏe của nhóm trẻ đặc biệt do di chứng CĐHH vô cùng phức tạp, chăm sóc điều trị thường xuyên và lâu dài. Bệnh tật bẩm sinh, chỉ có làm vơi bớt, chứ không thể nào lành khỏi được. Chi phí điều trị và phục vụ chăm sóc, cha mẹ dành thời gian cho con nên mất việc làm, kéo theo các chuỗi hệ lụy khác... Nhiều đứa trẻ không có điều kiện chăm sóc, bị bỏ rơi vì cha mẹ còn phải mưu sinh kiếm sống.

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp đã ban hành, thực thi nhiều chính sách và quan tâm hỗ trợ, chăm sóc NNCĐDC, người khuyết tật Tuy nhiên, di chứng nặng nề gây nhiều khó khăn cho NNCĐDC và gia đình, nhất là với những nạn nhân bị đa dị tật, dị tật nặng, trong khi điều kiện chăm sóc, khám, chữa bệnh cho NNCĐDC, NKT ở cộng đồng còn hạn chế. Do vậy, trợ giúp NNCĐDC bị khuyết tật được phục hồi chức năng tại gia đình là hết sức cần thiết, nhằm hỗ trợ nạn nhân hồi phục sức khỏe, từng bước tự lập trong sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Cung cấp, hỗ trợ dụng cụ, phương tiện phục hồi chức năng cho NNCĐDC tại gia đình là giải pháp xã hội hóa công tác phục hồi chức năng tốt nhất, thu hút được người thân trong gia đình, các tình nguyện viên, các đoàn thể xã hội và chính quyền cơ sở tham gia. Đây cũng là hình thức hiệu quả làm thay đổi quan niệm của cộng đồng đối với NNCĐDC bị khuyết tật, tạo thuận lợi nhất cho họ hòa nhập với gia đình và xã hội.

Trong đó, công tác trợ giúp NNCĐDC tiếp cận quyền lợi, tự bảo vệ quyền lợi của bản thân nhằm giảm bớt khó khăn cho gia đình NNCĐDC - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH là giải pháp đi kèm với việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho NNCĐDC, nhất là đối với trẻ em– NNCĐDC thế hệ thứ ba chưa được công nhận.

Vấn đề xã hội hóa trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các chính sách, pháp luật dành cho đối tượng nhiễm chất độc da cam hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Đảng, Nhà nước dành cho đối tượng này. Bởi họ đã bị hạn chế sức lao động và khả năng tiếp cận với các dịch vụ, họ lại là người khiếm thính, khiếm thị, tâm thần, sống đời thực vật... Hỗ trợ từ phía ngân sách nhà nước cho đối tượng này về việc phổ biến giáo dục các chính sách pháp luật chắc chắn là không đủ, cần phải có sự hỗ trợ từ các cấp và từ cộng đồng xã hội.

Ngành Lao động -Thương binh và Xã hội cần có cơ chế phối hợp liên ngành chặt chẽ với y tế, giáo dục, quân đội, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội các cấp... để có sức mạnh tổng hợp, triển khai đồng bộ, sâu rộng, nhất quán việc phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật dành cho người có công với cách mạng bị nhiễm chất độc da cam/dioxin; xây dựng chương trình hành động từng kỳ, đề án có tính lâu dài để đảm bảo việc tuyên truyền, phổ biến mang tính bền vững, thường xuyên, liên tục. Có kế sách giúp đỡ NNCĐDC trong tiếp cận nguồn vốn cải thiện đời sống, học tập, học nghề, giải quyết việc làm, cơ hội mưu sinh.

Thấu hiểu những nỗi đau thể xác lẫn tinh thần và sự khó khăn của nạn nhân và gia đình, những năm qua, cấp ủy chính quyền và Hội NNCĐDC/dioxin TP.HCM đã vận động các nguồn lực để chăm lo cho các đối tượng và gia đình có người bị ảnh hưởng chất độc da cam. Các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh phong trào “Hành động vì NNCĐDC Việt Nam”. Thông qua các phong trào của Hội và từ hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức đối với các tầng lớp nhân dân về hậu quả của chất độc da cam/dioxin, thu hút sự quan tâm, ủng hộ ngày càng nhiều của các tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Hàng năm, Hội đã vận động và trao tặng hàng nghìn phần quà cho NNCĐDC và những người khuyết tật với số tiền hàng chục tỷ đồng. Đồng thời, Hội còn khảo sát nắm danh sách gia đình nạn nhân diện hộ nghèo và gia đình đặc biệt khó khăn về nhà ở để lập danh sách gửi hỗ trợ và vận động nhà tài trợ đóng góp kinh phí xây dựng nhà tình thương, trợ cấp vốn sinh kế, trợ cấp học bổng tiếp sức đến trường, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tặng xe lắc, xe lăn... nhằm bù đắp phần nào những tổn thương mà các NNCĐDC đang phải đối mặt. Trong mùa Đại dịch Covid vừa qua Hội không ngừng tuyên truyền bảo vệ sức khỏe, chăm lo kịp thời thuốc men, nhu yếu phẩm cho các gia đình và trẻ em là NNCĐDC. Bên cạnh đó, Hội NNCĐDC/dioxin TP. Hồ Chí Minh đã được chính quyền Thành phố cấp 4,9 ha đất để xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng, dạy nghề cho NNCĐDC. Đây là nỗi lo và ray rứt rất nhiều khi nghĩ về NNCĐDC thế hệ thứ hai, thứ ba khi cha mẹ họ qua đời để làm chốn dung thân nương tựa.

Xét thấy, trong nhiều năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội đã nỗ lực giúp đỡ NNCĐDC và gia đình của họ. Song, sự trợ giúp vẫn còn nhiều khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của NNCĐDC hiện nay. Còn rất nhiều trường hợp người tham gia kháng chiến chưa được hưởng các chính sách về nhiễm chất độc da cam do bị thất lạc giấy tờ, xác định cụ thể loại bệnh… Đặc biệt, thế hệ thứ 3, thứ 4 của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hầu hết đều bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống thực vật, nhưng đối tượng này chỉ được hưởng chế độ bảo trợ xã hội, không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng.

Thời gian tới, đề nghị các cấp, bộ, ngành liên quan cần tiếp tục xem xét, sửa đổi các chính sách sao cho phù hợp, đặc biệt sớm sửa đổi Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH về chính sách người có công, trong đó có NNCĐDC nói chung và thế hệ thứ 3 bị nhiễm chất độc da cam nói riêng để góp phần hỗ trợ tốt hơn cho cuộc sống của NNCĐDC, làm vơi bớt nỗi đau da cam trong nhiều gia đình tại Việt Nam.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...