ông Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy thăm làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh
Theo kế hoạch, mục tiêu trên, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng; trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể, địa phương rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện kịp thời các chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi với các hình thức, mô hình đa dạng, linh hoạt, trong đó chú trọng chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi tại gia đình. Thực hiện tốt các chính sách, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải thăm Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật Hồng Lĩnh
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, đánh giá về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc, trợ giúp trẻ mồ côi; đẩy mạnh xã hội hóa, tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ nguồn lực và kinh nghiệm, sáng kiến của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, chăm sóc, trợ giúp trẻ em mồ côi.
UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh; rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và chăm sóc, trợ giúp trẻ em mồ côi.
Cát Tường
Bình luận