• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hàng triệu người vẫn đang đau khổ do cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam

William Schroder là cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam, và Tiến sĩ Ron Dawe, đồng tác giả của Trái tim người lính: Hãy chấm dứt ngay hội chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý ở những cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam (Post Traumatic Stress Disorder- PTSD). Tạp chí Da cam Việt Nam giới thiệu bài viết của tác giả William Schroder trong số này. Bài do Trần Quế Lương, Ban Đối ngoại Trung ương Hội dịch.

Hơn bốn mươi năm sau chiến tranh Việt Nam, cái chết và sự tàn phá vẫn tiếp tục kéo theo, và chỉ số đau khổ vẫn tăng mặc dù súng đạn đã chấm dứt từ lâu. Richard Nixon đã từng tuyên bố rằng không có cuộc chiến tranh nào của Mỹ “bị hiểu lầm, bị báo cáo sai hoặc bị khinh ghét như thế”. Điều này có thể đúng, nhưng đúng hơn có khả năng lại là những người chịu trách nhiệm về cuộc tắm máu kéo dài nhiều năm của Mỹ ở Việt Nam đã có thể có những tính toán sai lầm, đánh giá sai và bất cẩn trong hành động do hiểu lầm, bị thông tin sai, hoặc buồn cười nhất, lầm lẫn.

Diễn giải thế nào đi chăng nữa thì sự thật vẫn không thể chối cãi và nói lên tất cả: 211.000 đàn ông và phụ nữ Mỹ bị chết hoặc bị thương trên chiến trường Việt Nam và 1.600 người vẫn còn mất tích. Kinh ngạc nữa, ngày nay người ta ước tính có khoảng 3.000.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em Việt Nam và thêm 1.000.000 người Campuchia / Lào bị giết hoặc bị thương.

Thậm chí ngày nay, thế kỷ mới đã bắt đầu, một vùng đất Đông Nam Á trù phú xưa kia nay vẫn tiếp tục đe dọa người dân bản địa. Chết chóc, bệnh tật và dị dạng đã bám rễ vào đất ngay dưới chân họ… Các mẫu nghiên cứu thực hiện vào những năm 1990 cho thấy mức độ nguy hiểm cao của chất gây ô nhiễm cho rừng, đất, trầm tích ao cá, cá, mô gia cầm và máu người. Chất độc Da cam trong các mẫu máu người lấy từ đàn ông và phụ nữ Việt Nam độ tuổi 12 đến 25 chỉ ra rõ ràng hóa chất gây ô nhiễm đã di chuyển qua chuỗi thức ăn vào người.

Mặc dù khoa học chỉ mới bắt đầu liệt kê những ảnh hưởng lâu dài của chất độc da cam trên người Việt Nam, nhưng số liệu thống kê rất đáng sợ. Đầu năm 1970, bệnh viện sản khoa hàng đầu của Sài Gòn báo cáo mức trung bình hàng tháng là 140 trường hợp bị sẩy thai và 150 trẻ sinh non trong 2.800 ca mang thai. So với những người khác trong khu vực, trẻ em sống trong vùng bị rải chất độc da cam đã phát hiện bị sứt môi hở hàm ếch cao gấp 3 lần, chậm phát triển trí tuệ cao gấp 3 lần, có thêm ngón tay hoặc ngón chân gấp 3 lần và khả năng bị bụng to và thoát vị bẹn cao gấp 8 lần. Hơn nữa, trẻ em Việt Nam sinh ra ở các vùng bị rải còn bị bệnh lùn, thị lực kém, hội chứng Down, rối loạn tim, đầu to và các dị dạng khác. Những nghiên cứu cho thấy trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng hiếm khi thọ quá hai mươi tuổi.

Người ta biết nhiều hơn về ảnh hưởng của chất da cam từ việc điều trị cho lính Mỹ bị phơi nhiễm chất độc trong quá trình làm nhiệm vụ của họ. Các bác sĩ điều trị cho CCB trong nhiều năm sau khi phơi nhiễm đã ghi lại quá trình các triệu chứng đe dọa tính mạng và giảm tuổi thọ. Các CCB Việt Nam có nhiều khả năng bị rối loạn hệ thống miễn dịch, sarcomas mô mềm, u lympho không Hodgkin, ung thư hô hấp, rối loạn gan và thậm chí là lượng tinh trùng cũng thấp hơn. Trẻ em con các cựu chiến binh Việt Nam dễ bị dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh, thận và răng miệng. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có bố và mẹ đã từng phục vụ tại Việt Nam có khả năng xảy ra cao hơn 400%. Bạn bè và gia đình CCB Việt Nam hay kể với nhau chuyện về những người thân của họ sau một đêm có thể già đi hàng chục tuổi. Tóc của CCB rụng từng đám và phần còn lại chuyển sang màu trắng. Những gia đình có CCB thường báo tin cha, mẹ, con trai, con gái và các anh chị em bị rối loạn thần kinh khó chẩn đoán, người mệt mỏi hay cáu gắt, sụt cân, bại liệt và đôi khi đột tử hoặc chết không rõ lý do.

Số người khốn khổ do chiến tranh Việt Nam có thể mở rộng thêm, ước lượng bao gồm 100.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em sau này mới bị chết, chủ yếu là do bom, mìn, đạn và các vật liệu nổ khác trong rừng, trên cánh đồng của Việt Nam, Campuchia và Lào… Theo quan chức của Liên hiệp quốc, bom mìn ở Việt Nam vẫn là trở ngại chính đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngoài bom mìn, Việt Nam, Lào và Campuchia còn phải chiến đấu với loại vật liệu chưa nổ khác có thể gây thương vong. Từ năm 1969 đến 1973, Tổng thống Nixon đã tiến hành các cuộc tấn công ném bom “bí mật” xuống Campuchia. Số lượng bom đạn chính xác là bao nhiêu thì vẫn còn là tranh cãi, nhưng 4 năm ném bom như trút nước đã làm hàng triệu người chết đói, vô gia cư tị nạn trong thành phố và tạo ra môi trường cho chủ nghĩa cực đoan dẫn đến sự tàn bạo của Khmer Đỏ được biết đến như những cánh đồng chết ở Phương Tây…

Giống như bất kỳ tác động tiêu cực khác trong quá khứ nào của nước Mỹ, những tác động tiêu cực của chiến tranh Việt Nam đối với xã hội chúng ta đã tăng lên qua nhiều thế hệ và đến ngày nay tiếp tục đánh cắp của “những người đói-không được ăn, rét-không được mặc” Theo lời Tổng thống Eisenhower. Có lẽ một ngày nào đó, cách chúng ta nhìn vào chiến tranh trong xã hội chúng ta sẽ thay đổi. Có lẽ một ngày nào đó, một công dân Mỹ có hiểu biết và suy tư sẽ yêu cầu các nhà lãnh đạo xem xét đầy đủ chi phí thực sự của cuộc xung đột vũ trang trước khi cho phép họ lãng phí tài nguyên quý giá nhất của chúng ta - những nam nữ thanh niên đầy lòng dũng cảm phục vụ cho nước Mỹ.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác