Sáng ngày 15/5/2023 đoàn cán bộ Hiệp hội TCMN và Làng nghề Hà Nội do Chủ tịch Hà Thị Vinh dẫn đầu đã tới xã Bình Minh, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương để khảo sát “địa chỉ đỏ” – gia đình Cựu thanh niên xung phong – Nạn nhân chất độc da cam Trần Thị Thu.
Đây là chuyến đi tiền trạm để khi về Hiệp hội sẽ phát động và kêu gọi các thành viên, hội viên của mình tham gia và làm tốt công tác thiện nguyện. Cụ thể sẽ ủng hộ tài chính, vật chất để giúp gia đình bà Thu xây cất một ngôi nhà mới do nhà cũ đã xuống cấp trầm trọng, không còn ở được nữa.
Đây là chuyến đi tiền trạm để khi về Hiệp hội sẽ phát động và kêu gọi các thành viên, hội viên của mình tham gia và làm tốt công tác thiện nguyện. Cụ thể sẽ ủng hộ tài chính, vật chất để giúp gia đình bà Thu xây cất một ngôi nhà mới do nhà cũ đã xuống cấp trầm trọng, không còn ở được nữa.
Bà Trần Thị Thu - Cựu TNXP, nạn nhân chất độc da cam xã Bình Minh, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương
Tại đây, Đoàn đã được gia đình bà Thu; cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của xã và huyện trân trọng đón tiếp. Đoàn tận mắt chứng kiến ngôi nhà cấp 4 của bà Thu rất xập xệ, mái võng, ngói xô lệch, tường rạn nứt phải gia cố bằng các cột chống tạm. Các đại biểu cho rằng, ngôi nhà rất có thể sẽ đổ nát khi mùa mưa bão ập đến.
Được biết, bà Trần Thị Thu là con gái út của vợ chồng cụ Trần Thị A ở thôn Nhuận Đông, xã Bình Minh. Bà Thu có anh trai là liệt sĩ chống Mỹ; bà đã tự nguyện xung phong tham gia TNXP năm 1972 khi tuổi tròn đôi mươi. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bà trở về địa phương thì tuổi xuân đã trôi qua, một phần chất độc da cam/dioxin đã ngấm, bà cũng chẳng có cơ duyên làm vợ, làm mẹ. Bà nhận nuôi một cô con gái.
Năm tháng qua đi, con gái đã lấy chồng ở riêng, rồi mẹ mất, bà trở thành người phụ nữ đơn thân. Ở tuổi ngoài 70 bà sống dựa vào chút phụ cấp hàng tháng theo tiêu chuẩn nạn nhân chất độc da cam, rất khổ. Thêm nữa nhiều bệnh tật lại kéo đến khiến bà càng khó khăn hơn…
Phát biểu trao đổi và khẳng định quyết tâm của Hiệp hội, Chủ tịch Hà Thị Vinh cho rằng: Bà Thu là đối tượng người có công với nước. Tham gia ủng hộ để giúp đỡ bà Thu vừa là tình cảm, trách nhiệm vừa là nghĩa cử tri ân với lớp người đi trước đã dấn thân cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa. Hiệp hội cam kết sẽ kêu gọi toàn thể các thành viên, hội viên của mình tham gia chương trình ủng hộ này. Khi có nguồn tài chính hoặc nguồn hàng đủ cho việc xây dựng Hiệp hội sẽ có bước bàn giao cho gđ bà Thu, dưới sự chứng kiến của các cấp uỷ, chính quyền và Hội NNCĐDC/dioxin…
Được biết, bà Trần Thị Thu là con gái út của vợ chồng cụ Trần Thị A ở thôn Nhuận Đông, xã Bình Minh. Bà Thu có anh trai là liệt sĩ chống Mỹ; bà đã tự nguyện xung phong tham gia TNXP năm 1972 khi tuổi tròn đôi mươi. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bà trở về địa phương thì tuổi xuân đã trôi qua, một phần chất độc da cam/dioxin đã ngấm, bà cũng chẳng có cơ duyên làm vợ, làm mẹ. Bà nhận nuôi một cô con gái.
Năm tháng qua đi, con gái đã lấy chồng ở riêng, rồi mẹ mất, bà trở thành người phụ nữ đơn thân. Ở tuổi ngoài 70 bà sống dựa vào chút phụ cấp hàng tháng theo tiêu chuẩn nạn nhân chất độc da cam, rất khổ. Thêm nữa nhiều bệnh tật lại kéo đến khiến bà càng khó khăn hơn…
Phát biểu trao đổi và khẳng định quyết tâm của Hiệp hội, Chủ tịch Hà Thị Vinh cho rằng: Bà Thu là đối tượng người có công với nước. Tham gia ủng hộ để giúp đỡ bà Thu vừa là tình cảm, trách nhiệm vừa là nghĩa cử tri ân với lớp người đi trước đã dấn thân cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa. Hiệp hội cam kết sẽ kêu gọi toàn thể các thành viên, hội viên của mình tham gia chương trình ủng hộ này. Khi có nguồn tài chính hoặc nguồn hàng đủ cho việc xây dựng Hiệp hội sẽ có bước bàn giao cho gđ bà Thu, dưới sự chứng kiến của các cấp uỷ, chính quyền và Hội NNCĐDC/dioxin…
Đoàn khảo sát của Hiệp hội TCMN&LN Hà Nội đến thăm và khảo sát gia đình bà Trần Thị Thu
Ngay trong buổi khảo sát này, Hiệp hội đã phối họp và mời một kỹ sư thiết kế để chủ động đo đạc và lên bản vẽ, dự toán đầu tư xây dựng. Đồng thời Hiệp hội đề xuất phương án: Xây mới với qui mô nhỏ gọn, phải thật sự kín trên bền dưới và cần tận dụng những tài sản có thể tái sử dụng được để tiết kiệm; ngoài phần xây dựng nhà còn có thể huy động để tặng bà Thu một sổ tiết kiệm có giá trị để bà có thêm nguồn tài chính ổn định sau này.
Bà Hà Thị Vinh -Chủ tịch Hiệp hội TCMN&LN Hà Nội và bà Trần Thị Thu
Phát biểu ghi nhận và cảm ơn sự quan tâm của Hiệp hội TCMN và Làng nghề Hà Nội, lãnh đạo Hội NNCĐDC huyện Bình Giang và Đảng uỷ, UBND xã, các ban ngành xã Bình Minh đều thống nhất với quan điểm của Hiệp hội; đồng thời hứa sẽ cùng vận động, huy động ngày công và tham gia tổ chức thi công hoặc giải phóng mặt bằng giúp cựu TNXP Trần Thị Thu.
Đoàn khảo sát của Hiệp hội TCMN&LN Hà Nội làm việc cùng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Bình Giang
Tiễn đoàn ra tận cổng, bà Thu xúc động nắm tay từng người để cảm ơn. Mọi người ai nấy đều vỗ về an ủi bà Thu, mong bà luôn giữ gìn sức khoẻ, và mong một ngày không xa sẽ trở lại với Bình Minh để bà Thu sớm có được một ngôi nhà mới khang trang hơn, tiện nghi hơn, an ủi một cuộc đời nữ cựu TNXP đã dành cả tuổi xuân phơi phới cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Ông Trần Hoạt, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị trấn Kẻ Sặt, người có bài thơ viết tặng Cựu Thanh niên xung phong, nạn nhân chất độc da cam Trần Thị Thu (đã đăng trên Tạp chí điện tử Da cam Việt Nam) nói: Hoàn cảnh của chị Thu đặc biệt khó khăn, rất cần sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng. Nhân đây Tạp chí Tinh hoa Đất Việt trân trọng gửi quý độc giả bài thơ này:
TRƯỜNG SƠN MỘT THỜI CON GÁI
Em phá đá thông đường Đèo 47
Cho xe qua A Lưới, A Sầu
Cây đổ ngổn ngang, rừng không còn lá
Bởi bom thù và chất độc da cam
Em chốt lưng đèo đếm bom nổ chậm
Sốt rét da xanh tóc dài em rụng
Nắng cháy khô và bụi đỏ áo quần
Nhiệm vụ trên giao bám đường thông tuyến
Tiểu đội đi năm đứa không về.
Trường Sơn ơi nhớ một thời con gái
Đi mở đường cho những chuyến xe qua
Mười tám đôi mươi vẫn còn vụng dại
Ngực trần tắm suối Trường Sơn.
Ngày em về thời con gái đã qua
Gối chiếc đơn côi canh dài không ngủ
Khi biết mình nhiễm chất độc da cam
Hạnh phúc trời ban cho em làm mẹ
Cuộc sống đời thường mình mẹ nuôi con
Đất nước mùa xuân tháng tư lịch sử
Kỷ niệm ùa về ... thời con gái Trường Sơn
Em phá đá thông đường Đèo 47
Cho xe qua A Lưới, A Sầu
Cây đổ ngổn ngang, rừng không còn lá
Bởi bom thù và chất độc da cam
Em chốt lưng đèo đếm bom nổ chậm
Sốt rét da xanh tóc dài em rụng
Nắng cháy khô và bụi đỏ áo quần
Nhiệm vụ trên giao bám đường thông tuyến
Tiểu đội đi năm đứa không về.
Trường Sơn ơi nhớ một thời con gái
Đi mở đường cho những chuyến xe qua
Mười tám đôi mươi vẫn còn vụng dại
Ngực trần tắm suối Trường Sơn.
Ngày em về thời con gái đã qua
Gối chiếc đơn côi canh dài không ngủ
Khi biết mình nhiễm chất độc da cam
Hạnh phúc trời ban cho em làm mẹ
Cuộc sống đời thường mình mẹ nuôi con
Đất nước mùa xuân tháng tư lịch sử
Kỷ niệm ùa về ... thời con gái Trường Sơn
19/3/2023
T.H
T.H
TRẦN MIÊU
Tạp chí Tinh hoa Đất Việt
Bình luận